Bài viết chia sẻ về sự cố bỏng toàn mặt trong ngày vui của 1 cô gái nhận được sự quan tâm lớn từ CĐM.
Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước bài viết của 1 tài khoản có teenn G.P. Cô gái này cho biết mình gặp sự cố bóng bay bắt lửa từ nến sinh nhật dẫn đến bỏng phần lớn khuôn mặt.
Cụ thể, trong clip mà G.P chia sẻ, trong khi cô đang hào hứng hát chúc mừng sinh nhật, 1 tay cầm bánh gato, 1 tay cầm 1 vài quả bóng hơi, khi đang đung đưa thì bất ngờ quả bóng lớn bắt lửa từ nến dẫn đến bùng lên ngọn lửa lớn. Phần mặt và cánh tay của cô gái bị tổn thương nhiều nhất, cô gái được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Qủa bóng bay phát nổ sau khi lửa từ ngọn nến bén vào.
“Đến hôm nay 6 ngày trôi qua rồi em mới bình tĩnh hơn để up đoạn video này lên để mọi người phòng tránh ạ. Đó là điều không ai mong muốn nhưng dù sao sự việc xảy ra rồi mong rằng khi mọi người xem dc sẽ chia lại với người thân để hạn chế những điều đáng tiếc xảy ra nhất
Trong quả bóng nén khí rất lớn nên khi gặp lửa phát nổ rất to. Mọi người xem chi tiết sẽ biết ạ, lửa cao lên hẳn trần nhà cháy luôn cả dàn bóng hơi thường. Nhưng nếu là là bóng khí hidro nữa thì chắc hoả hoạn to cháy cả nhà hàng mất .
Mong bài viết sẽ hữu ích cho mọi người ạ!”.
Ảnh màn hình bài viết của tài khoản G.P. Facebook nhân vật.
Ngay sau khi chia sẻ, bài viết của cô gái nhận được rất nhiều sự quan tâm của CĐM. Nhiều người bày tỏ sự bàng hoàng: “Thật chị không dám tưởng tượng đâu. Chúc em sớm bình phục”.
“Khổ thân quá, có bóng khí tuyệt đối cấm lửa”
“Ôi, bóng này gặp lửa nguy hiểm lắm chị ạ, cố lên chị nhé”
“Bóng có khí sao chị lại để ngọn lửa vào”
“Đã rất nhiều người bị như này rồi ạ, bóng khí rất nguy hiểm”…
Chị G. bị thương nhiều vùng trên mặt phải băng bó mặt sau vụ nổ.
Đây cũng không phải trường hợp đầu tiên, trước đó đã nhiều người rơi vào hoàn cảnh tương tự chị G. Bóng bay luôn tiềm ẩn nguy hiểm bởi được bơm khí Hydro. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất, dễ bốc cháy, nó cháy khi mật độ chỉ còn 4%. Ngoài ra, nó có phản ứng cực mạnh với Clo và Flo, tạo thành các axit hydrohalic, có thể gây tổn thương cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Khi kết hợp với oxy, hydro nổ khi bắt lửa, hoặc khi có dòng điện đi qua. Có 2 loại khí được sử dụng để bơm vào bóng đó là khí trơ (bơm vào bóng không bay) và khí hydro (bơm vào bóng bay) trong đó các vụ nổ trên đều liên quan đến bóng bay. Nguyên nhân là do khí hydro trong bóng bay sẽ rất dễ phát nổ khi tiếp xúc với oxy và có thể gây nổ hàng loạt và trên diện rộng đối với các quả bóng ở gần nhau (chùm bóng bay).
Bản chất oxy trong bóng bay sẽ không gây nổ, tuy nhiên khi bóng bay tiếp xúc với nguồn lửa (tia lửa điện, tia pháo hoa, tàn thuốc…) hay các vật sắc nhọn (trần nhà, sàn gỗ…) hay thậm chí do ma sát từ chính những quả bóng bay cọ vào nhau dẫn đến việc bóng bị nổ. Sau khi nổ, hydro sẽ kết hợp với oxy tạo thành một hợp chất rất dễ cháy kết hợp với một nguồn lửa sẽ dẫn đến nổ đồng thời tác động vào những quả bóng gần đó sẽ gây ra nổ lớn và có lửa bùng ra gây sát thương. Ngoài việc gây sát thương đơn thuần, khí hydro sau khi phát nổ sẽ hấp thụ oxy và dễ gây ra hiện tượng ngạt khí, đặc biệt là trong phòng kín.