Bí kíp không thể thiếu để bánh chưng luộc lá vẫn xanh, bên trong chín mềm, ngon chuẩn vị
Bánh chưng sẽ xanh đẹp mướt mắt, ghi điểm với người đối diện nếu như bạn áp dụng những bí kíp sau đây khi luộc.
Bánh chưng xanh là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Bánh chưng ngon không chỉ phải nếp dẻo, nhân đậm đà mà lá dong cũng phải xanh mướt, đẹp mắt. Dưới đây là cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh tự nhiên, bên trong chín mềm, thơm ngon chuẩn vị.
Cách làm
Chuẩn bị nước luộc bánh
Nên dùng nồi luộc bánh chưng bằng tôn để có thể giữ được màu xanh của lá dong
Xếp bánh chưng vào nồi, sau đó cho nước vào nồi sao cho lượng nước cao hơn bánh chưng khoảng 10cm.
Thêm vào nồi nước một ít muối (khoảng 1 muỗng canh) để giúp bánh chưng chín đều và bảo quản được lâu hơn.
Thời gian luộc bánh chưng phụ thuộc vào kích thước của bánh, thông thường bánh chưng nhỏ luộc khoảng 8-10 tiếng, bánh chưng to luộc khoảng 10-12 tiếng. Trong quá trình luộc bánh chưng, cần thường xuyên kiểm tra mực nước và thêm nước sôi vào nồi nếu cần thiết.
Sau khi luộc chín, vớt bánh chưng ra khỏi nồi và dùng vật nặng đè lên để ép nước ra. Điều này sẽ khiến bánh cứng hơn bình thường và bảo quản được lâu hơn.
Ngoài ra, để bánh chưng luộc lên có màu xanh đẹp mắt bạn có thể lấy lá riềng cắt thành từng miếng nhỏ, nghiền nát rồi ép lấy nước. Lấy hỗn hợp này trộn với gạo nếp, giúp gạo nếp dẻo, thơm và có màu xanh đẹp từ ngoài vào trong.
Ngâm gạo nếp trong nước lá dứa khoảng 3 tiếng hoặc vắt nước chanh vào cũng có thể tạo màu xanh bắt mắt cho chiếc bánh chưng.
Ngâm nếp qua nước tro là một trong những cách luộc bánh chưng lá vẫn xanh. Do tro có tính kiềm nhẹ nên trước khi làm bánh, một số gia đình ở miền Trung ngâm gạo nếp trong nước tro. Điều này làm tăng độ kiềm của nếp, khi nấu nếp sẽ trong hơn, có màu xanh ngọc đẹp mắt nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon của bánh chưng.
Với cách làm và luộc bánh chưng trên, bạn sẽ có được những chiếc bánh chưng thơm ngon, đẹp mắt với lá dong xanh mướt, bên trong chín mềm, đậm đà hương vị.