Ý nghĩa tục lệ rửa mặt bằng nước rau mùi già vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam
Tục lệ rửa mặt bằng nước rau mùi già những ngày Tết đã không còn xa lạ nhưng ý nghĩa của tục lệ này có lẽ nhiều người còn chưa rõ.
Mỗi dịp Tết Nguyên Đán, người dân Việt Nam, đặc biệt là ở khu cực miền Bắc, đã vô cùng quen thuộc với tục lệ dùng nước nấu từ rau mùi già để rửa mặt những ngày Tết, thậm chí có nơi còn dùng để đun nước tắm vào tối 30. Vậy tục lệ này rốt cuộc có ý nghĩa ra sao?
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã quan niệm nước rau mùi già có mùi thơm, vô cùng thích hợp để xua đuổi những điều xui rủi, không may và thu hút năng lượng may mắn, đem lại niềm vui trong năm mới. Việc tắm bằng nước rau mùi già vào đêm 30 Tết còn gọi là "Tục tẩy trần vào đêm tết niên".
Nước rau mùi già không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người. Được biết, trong y khoa, rau mùi còn có khả năng chữa trị đối với chứng bệnh trầm cảm, đau đầu hay là căng thẳng quá mức. Nó cũng có công dụng tuyệt vời trong việc giảm đau, chữa cảm mạo. Tinh dầu bên trong rau mùi là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, giúp đem lại cảm giác sảng khoái sau khi làm da được làm sạch sâu và kháng viêm tự nhiên.
Thông thường, một nồi nước rau mùi già ngoài nguyên liệu chính không thể thiếu là cây mùi già thì còn có thêm gừng, muối. Cách nấu cực kì đơn giản, chỉ cần rửa sạch rất cả nguyên liệu, cuôn từng bó mùi vào rồi đun sôi trong vài phút. Sau đó chỉ cần chắt nước ra, pha loãng với nước ấm là chúng ta đã có chậu nước rửa mặt thơm lừng. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần lưu ý là không sử dụng được nước rau mùi, đó là những người bị viêm da, trẻ mắc thủy đậu hay sởi, người đã ăn no và trẻ sơ sinh.