Đời sống

Từ ngày 3/12/2023, người dân chính thức có thể khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân

Từ ngày 3/12/2022, người dân Việt Nam đã có thể sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hành chính của ngành y tế. Theo quy định, người dân có thể sử dụng CCCD gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm khám chữa bệnh BHYT.

kham-1688377915675797851180

Theo đó, ngày 19/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75).

Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc CCCD. Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

kham-chua-benh-can-cuoc-cong-dan-3263-jpg

Ngày 10/10, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyển đổi số trong công an nhân dân lần thứ 2 năm 2023, Bộ Công an cho biết, đến nay, cơ quan này đã cấp hơn 83,76 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; thu nhận hơn 61,3 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 39,3 triệu tài khoản.

9 tháng đầu năm 2023, cả nước có 91,465 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 92,4% dân số. Tính đến ngày 16/10/2023, hệ thống đã xác thực được hơn 92,2 triệu thông tin nhân khẩu trong Cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, trong đó có khoảng 83 triệu người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 94,2% tổng số người tham gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, tính đến ngày 16/10/2023, 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip nhằm đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng số định danh cá nhân/căn cước công dân.

Chính vì vậy, theo quy định mới, người dân đã có thể xuất trình căn cước công dân để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Điều này mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện hơn khi người dân đi khám, chữa bệnh như không cần mang theo BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh; CCCD gắn chip có tích hợp thông tin thẻ BHYT, giúp giảm thiểu nghuy cơ thất lạc hoặc làm thẻ BHYT giả; cơ quan bảo hiểm xã hội có thể dễ dàng tra cứu thông tin khám chữa bệnh của người dân thông qua CCCD gắn chip.

 

Không cần dùng thẻ ATM vẫn có thể rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip, nhanh gọn chỉ vài giây

Hiện nay khách hàng có thể rút tiền với thẻ căn cước công dân gắn chip chỉ bằng vài thao tác đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian.