Đời sống

Loài cá duy nhất sống ở trên sa mạc khô cằn: 4 năm không ăn uống vẫn sống, được gọi ‘hóa thạch sống’

Nói đến sa mạc người ta nghĩ ngay 1 nơi có thời tiết vô cùng khắc nghiệt, khô, nóng và chỉ có cát. Không ai có thể tượng tượng được trên sa mạc lại có cá sinh sống.

Theo đó, trên thế giới có 1 loại cá rất khỏe, chúng có thể sống trong sa mạc với nhiệt độ lên tới 42 độ C và có thể sống được 4 năm mà không cần ăn uống, đó chính là cá phổi Châu Phi.

loai-ca-co-the-song-4-nam-khong-can-an-uong-tren-sa-mac

Cá phổi châu Phi trườn trên cát.

Cá phổi châu Phi (Protopterus) là một chi cá phổi được tìm thấy ở châu Phi, chi duy nhất thuộc họ Protopteridae. Ban đầu chúng sống ở đại dương, tuy nhiên do sự chuyển động của lớp vỏ Trái đất và sự thay đổi của biển và đất liền nên hệ hô hấp của cá phổi châu Phi cũng thay đổi, chúng không sử dụng mang để thở như cá bình thường thay vào đó chúng sử dụng phổi để thở như động vật trên cạn.

Salamanderfish

Cá phổi châu Phi xây kén trên đá.

Khi điều kiện khô hạn, cá phổi châu Phi sẽ đào hang dưới đất và ở trong đó trong nhiều tháng. Chúng sẽ sử dụng phổi để hô hấp và da để hấp thụ oxy. Trong thời gian này, chúng sẽ không ăn và chỉ dựa vào chất béo dự trữ để sống sót. Nếu không có mưa ở sa mạc, chúng có thể sống 4 năm mà không cần ăn uống. Khi điều kiện ẩm ướt trở lại, cá phổi châu Phi sẽ rời khỏi hang và trở lại môi trường nước. Chúng sẽ bắt đầu ăn và sinh sản.

Được biết loại cá phổi này đã tồn tại trên Trái đất khoảng 120 triệu năm. Đây là loài cá "ngoan cường" nhất trên thế giới, và còn được gọi là "hóa thạch sống". Thịt cá phổi được đánh giá rất ngon, đánh bắt cũng rất dễ nên thường được người dân địa phương làm thực phẩm hằng ngày.

 

Loài chim có thể lặn dưới nước với vận tốc 40km/h mà không bị tổn thương não, được ví như những ‘thợ lặn khéo léo’

Nghiên cứu bộ não của loài chim này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về chấn thương sọ não và thậm chí là bệnh Alzheimer.