Đời sống

Băt gặp loài ‘chim thần’ quý hiếm đã biến mất 155 năm được ghi trong Sách đỏ, biết dùng đá đập vỡ trứng

 

Will Wagstaff, một chuyên gia động vật hoang dã người Anh cùng nhóm bạn của mình khi đang đi dạo ở trong rừng ở hòn đảo St Mary thuộc quần đảo Scilly thì bất ngờ bắt gặp 1 con kền kền Ai Cập – 1 loài chim được mệnh danh “chim thần” đã biến mất cách đây 155 năm. Sự xuất hiện của kền kền Ai Cập được cho là khoảnh khắc hiếm có của thế kỷ bởi lần xuất hiện cuối cùng của loài chim này là vào năm 1868 ở Essex.

hgok14ubwyvsx9v4mtc7jznpcwzjcm43

Kền Kền Ai Cập (tên khoa học Neophron percnopterus) từng được xem là biểu tượng hoàng gia trong văn hóa Ai Cập cổ đại và được vua chúa bảo vệ. Thời thịnh trị, loài chim này xuất hiện phổ biến trên đường phố đến mức chúng được mệnh danh là “gà của pharaoh”. Thức ăn chủ yếu của loài “chim thần” này là xác thối Vì vóc dáng nhỏ bé nên chúng phải chờ đợi ăn thừa của các loài thú săn mồi khác to lớn hơn. Ngoài ra, chúng còn là loài chim hiếm hoi biết dùng đá để đập vỡ trứng làm thức ăn.

istockphoto-968625938-1024x1024

Tuy nhiên, loài chim săn mồi và ăn xác thối tuyệt đẹp này đã suy giảm nhanh chóng và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Chúng hiện chỉ còn phân bố rải rác từ bán đảo Iberia và Bắc Phi đến Ấn Độ.

2ewg1ht1nb3zei94j2l7dt7vw6fr7bda

Vì vậy, sự hiện diện của kền kên Ai Cập ở Anh là cực kì hiếm. Các nhà khoa học cho rằng con kền kền Ai Cập này đã bay đến Anh từ miền bắc nước Pháp nhưng không rõ nó di cư vì lý do gì. Ủy ban các loài chim của Anh đã xem xét, xác nhận cá thể chim này có thuộc hoang dã hay không.

vkh2v6f5qbqetcmajo4qn7c0beoh0sw9

Hiện do hoạt động săn bắn của con người và sự thay đổi của môi trường sống, biến đổi khí hậu các cá thể “chim thần” này còn rất ít ngoài tự nhiên. Chúng được liệt vào danh sách loài động vật nguy cấp trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.  

 

Thông tin về loài chim không biết bay nổi tiếng nhất thế giới, có tuổi thọ lên tới 50 năm nhờ quan hệ 1 vợ 1 chồng?

Có thể bạn thấy bất ngờ nhưng loài chim này nhờ tuân thủ nguyên tắc ‘1 vợ 1 chồng’ nên đã có thể sống tới 50 năm?