3 bảo vật quốc gia 2000 năm tuổi độc nhất ở Thanh Hóa: ‘Nét son đỏ’ trong lịch sử văn hóa dân tộc
- 'Thần dược' cực kì nguy cấp lần đầu được phát hiện ở Nam Xuyên: Quần thể chỉ có 20 cây, được bảo vệ nghiêm ngặt
- Hóa thạch xương người 2 triệu tuổi bay vào vũ trụ cùng 1 vị tỷ phú, các nhà khoa học tranh cãi kịch liệt
- Loài cá hiếm hoi có khả năng bắn nước tiêu diệt con mồi trên không ở khoảng cách 2m và nhận diện mặt người
Thanh Hóa là một tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, là nơi phát tích của nền văn minh Đông Sơn. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích, cổ vật quý giá, trong đó có 3 bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hóa.
Kiếm ngắn núi Nưa
Kiếm ngắn núi Nưa là một trong những bảo vật quốc gia quý giá nhất của Việt Nam. Kiếm được tìm thấy tại núi Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa – căn cứ khởi nghĩa chống quân Ngô của Bà Triệu năm 248. Kiếm có chiều dài 46,5 cm, rộng 5 cm, với cán dài tới 18 cm. Lưỡi kiếm được rèn từ đồng nguyên chất, có hình lá tre, hai rìa nhọn và sắc bén. Chuôi kiếm là người phụ nữ được chạm khắc tinh xảo với váy áo kín đáo, hoa văn dạng hình học với những đường vạch ngắn song song, đường trong đồng tâm mang đặc trưng của Văn hóa Đông Sơn.
Kiếm ngắn núi Nưa được đánh giá là một trong những thanh kiếm cổ nhất của Việt Nam. Kiếm có niên đại khoảng 2000 năm, thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Kiếm được các nhà nghiên cứu đánh giá là kiếm ngắn đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam thời kỳ Văn hóa Đông Sơn.
Trống đồng Cẩm Giang
Trống đồng Cẩm Giang là một trong những trống đồng Đông Sơn tiêu biểu nhất của Việt Nam. Trống được tìm thấy vào năm 1992 tại gai đình ông Bùi Đức Tâu ở thôn Phú Lai, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Trống có hình dáng đẹp, cân đối. Thân trống được chia làm 3 phần rõ rệt: tang, lưng, chân. Mặt trống trang trí 4 vòng hoa văn, trong đó vòng hoa văn giữa là hình ngôi sao 16 cánh, vòng hoa văn thứ 4 là hình chim lạc đang bay ngược chiều kim đồng hồ.
Trống đồng Cẩm Giang có niên đại khoảng 2000 năm, phản ánh kĩ thuật đú đồng đạt đến trình độ cao thời kỳ văn hóa Đông Sơn, khẳng định trí tuệ, tài năng, sáng tạo của các nghệ nhân xưa, góp phần tạo nên bức tranh sinh động về lịch sử, văn hóa, xã hội của cư dân Việt cổ thời đại các Vua Hùng.
Vạc đồng Cẩm Thủy
Vạc đồng Cẩm Thủy là một trong những vạc đồng lớn nhất Việt Nam. Vạc được tìm thấy vào năm 1980 tại xã Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Vạc có đường kính miệng 134,4 cm, đường kính đáy 115 cm, cao 79,8 cm.
Vạc đồng Cẩm Thủy được Tạo Quận công Phạm Ngô Cầu – quan Khâm sai huyện Cẩm Thủy cho đúc ngày 28/11/1752. Vạc được sử dụng trong các nghi lễ của nhà nước phong kiến, thể hiện quyền uy và sự giàu có của nhà vua.
Mặc dù còn nhiều vấn đề cần khảo cứu song cùng với 15 chiếc Vạc đồng hiện còn ở Huế thì Vạc đồng ở Thanh Hóa là to nhất Việt Nam, kỹ thuật đúc đồng đã đạt đến độ hoàn hảo.
3 bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Thanh Hóa là những hiện vật vô giá, là minh chứng cho bề dày lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những hiện vật này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là niềm tự hào của người dân Thanh Hóa nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
(Nguồn ảnh: Vietnamnet).
‘Cây chè tổ’ 400 tuổi nằm trên độ cao 1.400m: Được nuôi bằng tinh túy đất trời, là cây di sản Việt Nam
Cây chè cổ thụ này được các nhà khoa học xác định là ‘cây chè tổ’ của những cây chè tại Việt Nam và được công nhận là cây di sản.