Đời sống

Loại kí sinh trùng biến ốc sên thành ‘zombie’, đôi mắt nhấp nháy như ‘vũ trường’, tự hiến mình làm mồi cho chim

Giun dẹp kí sinh còn được gọi là  Leucochloridium paradoxum, chúng nổi tiếng với việc tạo ra các con ốc sên “zombie”. Nó chiếm lấy cơ thể của ốc hổ phách (Succinea) bằng cách chui vào cuống mắt và buộc chúng nhảy múa để thu hút sự chú ý của chim.

photo-1-15667422904101880274086

Ốc hổ phách lần đầu tiếp xúc với giun dẹp kí sinh qua phân chim, chúng xâm nhập vào hệ tiêu hóa của ốc sên khi còn là ấu trùng và tiếp tục sinh sôi nảy nở bên trong cơ thể của ốc sên. Khi trưởng thành, chúng sẽ di chuyển về đầu và mắt của những con ốc sên để kiểm soát những tế bào thần kinh, khiến cho ốc sên bị mù và ngăn không cho ốc sên rút xúc tu trở lại cơ thể. Đồng thời phần đầu ốc sên lúc này cũng trở nên đầy màu sắc sặc sỡ và đập với tốc độ 60 – 80 nhịp mỗi phút, tạo cảm giác giống như vũ trường.

Q5Qu5FgsS5U9FywYBvhice-1200-80

Giun dẹp kí sinh chiếm lấy vật chủ và kiểm soát hành vi của nó. Những con ốc sên buộc phải đi đến những khu vực có ánh sáng tốt và nhiều ánh sáng hơn, chẳng hạn như bề mặt của 1 chiếc lá để thu hút những con chim. Sau khi chim ăn ốc sên nhiễm bệnh,  những con kí sinh trùng này tiếp tục sinh trưởng trong dạ dày của chim và đẻ trứng trong đó. Trứng kí sinh trùng sau đó sẽ được đưa ra ngoài theo đường chất thải của chim và sẽ bắt đầu lại 1 chu kỳ sinh trưởng mới.

Nếu ốc sên may mắn thì chỉ có xúc tu của nó bị chim ăn mất. Trong trường hợp đó, con ốc sên vẫn bị mù cho đến khi xúc tu mới mọc lại. Trong quá trình này nó có thể bị tái nhiễm nếu tiếp tục ăn phải phân chim có chứa kí sinh trùng và lại đóng vai trò vật chủ cho loài giun dẹp kí sinh.

Theo: Livescience

 

Loại giun kí sinh kinh dị: ‘Thao túng tâm lý’, chiếm quyền điều khiển khiến vật chủ tự giết mình

Loại giun đáng sợ này đánh cắp mã gen gi truyền của vật chủ, kiểm soát chúng sau đó đưa vật chủ đến cái chết nhanh nhất.