Đời sống

Ong mật có thể ngửi thấy mùi của người bị ung thư phổi, độ chính xác lên tới 93%?

Ong mật có thể ngửi thấy mùi của người bị ung thư phổi, độ chính xác lên tới 93%?

Để hiểu hơn vì sao loài ong có thể ngửi thấy mùi của người bị ung thư phổi, bạn không nên bỏ qua thông tin trong bài viết dưới đây.

Một số loài côn trùng, như là ong, có khứu giác cực kỳ nhạy đến mức chúng có thể đánh hơi được mùi nhẹ nhất (dù là chỉ có vài phân tử mùi) trong một căn phòng. 

Ong-mat-co-the-ngui-thay-mui-cua-nguoi-bi-ung-thu-phoi-co-chinh-xac-len-den-93

Do đó, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến ý tưởng huấn luyện côn trùng để dò tìm và phát hiện nhiều loại hóa chất khác nhau, từ chất kích thích methamphetamine cho đến các thành phần chất nổ.

Không chỉ thế, các nhà nghiên cứu còn sử dụng dây nhựa và sáp in 3D để kết nối với các vùng não xử lý mùi của ong mật. Sau đó, họ tiến hành đưa hơi thở người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư đến gần râu của con ong mật. 

Nồng độ của các phân tử dấu hiệu ung thư là khoảng 10 đến 1 phần nghìn tỷ, để đọc tín hiệu não. Kết quả cho thấy tín hiệu não của ong mật có thể phân biệt được mùi có chứa ung thư tới 93%.

Ong-mat-co-the-ngui-thay-mui-cua-nguoi-bi-ung-thu-phoi-co-chinh-xac-len-den-93-3

Nhóm nghiên cứu đã thu thập mùi của các tế bào phổi khỏe mạnh và các mẫu ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Độ chính xác của ong mật trong việc phân biệt hai loại ung thư là khoảng 82%.

Ong có tuổi thọ giới hạn và bộ não của chúng chỉ phân hủy trong vài giờ nhưng tốc độ xử lý của chúng rất nhanh. Mỗi con ong có thể xử lý hơn 100 mẫu. Thật đáng để mong đợi liệu ong và nghiên cứu sinh học mũi điện tử tương ứng có thể đẩy nhanh việc chẩn đoán ung thư trong tương lai hay không.

Trước đó, nhà khoa học nữ Susana Soares từng thiết kế thành công một dụng cụ tinh tế sử dụng ong mật để phát hiện nhiều bệnh, bao gồm các khối u ung thư phổi và buồng trứng.

Dụng cụ bằng thủy tinh của Susana Soares, gọi là "Bee's", có hình dáng như quả cầu khuyết bao gồm ngăn nhỏ nằm gọn trong ngăn lớn hơn. Sau khi được huấn luyện đánh hơi một mùi đặc biệt với phần thưởng là đường ngọt, một đàn ong mật được thả vào dụng cụ chẩn đoán qua một lỗ cửa nhỏ. Bệnh nhân chỉ cần thổi hơi vào ngăn nhỏ của dụng cụ và chờ phản ứng của đàn ong để biết mình có bệnh hay không.

Ong-mat-co-the-ngui-thay-mui-cua-nguoi-bi-ung-thu-phoi-co-chinh-xac-len-den-93-1

Dự án bắt đầu vào năm 2007 khi Soares nghiên cứu về khả năng khứu giác phi thường của loài ong nói chung. Sau khi tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này, Soares biết rằng một số bệnh, như ung thư phổi (làm biến đổi cấu tạo dịch trong cơ thể), sẽ phát ra các hợp chất mùi phát tán qua nước tiểu hay đôi khi máu.

Dụng cụ chẩn đoán bệnh của nhà khoa học nữ người Bồ Đào Nha Susana Soares có dạng cong cho phép người sử dụng dễ dàng đưa đàn ong vào bên trong và sau đó đưa chúng ra ngoài một cách an toàn bằng máy hút. Dụng cụ cũng được thiết kế khéo léo để không gây cản trở cho sự di chuyển của đàn ong bên trong.

Đến hiện tại, dự án của Susana Soares chỉ là dụng cụ trong phòng thí nghiệm để chứng minh “mối quan hệ cộng sinh” giữa con người với tự nhiên và cách thức mà “công nghệ và khoa học có thể thúc đẩy mối quan hệ này trở nên gắn bó với nhau hơn” như thế nào. Soares cho rằng hiện nay trên thế giới chỉ có 4 phòng thí nghiệm chuyên tâm nghiên cứu côn trùng để chẩn đoán bệnh nơi con người.