Đời sống

Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - ‘kiện tướng đánh mìn’, trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù

Lê Thị Hồng Gấm (1951 – 1970), quê ở xã Long Hưng, huyện Châu Thành, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ngay khi còn nhỏ, chị đã được nghe nhiều về những tấm gương hi sinh anh dũng cho đất nước, trong đó nổi bật là những Thủ khoa Huân, Trần Xuân Hòa.

Nu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-kien-tuong-danh-min-tro-thanh-noi-khiep-so-cua-ke-thu

Từ tháng 12 /1967 - 5 /1968, Hồng Gấm được chọn làm giao liên cho xã. Lúc bấy giờ, địa bàn hoạt động hẹp lại phải qua khu căn cứ và vành đai của địch nên rất gian khổ và nguy hiểm. 

Tháng 12/1968, chị trở thành xã đội phó, cùng lãnh đạo thuyết phục bà con cùng bám đất, bám ruộng vườn sản xuất, ủng hộ cách mạng. Cùng với du kích xã, chị tham gia chiến đấu 49 trận, làm bị thương 217 tên (có 22 lính Mỹ và 4 tên ác ôn). 

Nu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-kien-tuong-danh-min-tro-thanh-noi-khiep-so-cua-ke-thu

Đến tháng 8/1969, Lê Thị Hồng Gấm được cấp trên điều về làm Trung đội phó du kích vành đai liên xã Bình Đức sát nách Mỹ Tho. Trong quá trình chiến đấu tại đây, chị Lê Thị Hồng Gấm đã cùng du kích xã đánh 49 trận, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch, bắn rơi 1 máy bay, thu 4 súng.

Ngày 18/4/1970, để chuẩn bị cho trận đánh đêm, đồng chí Hồng Gấm cùng 2 nữ du kích đi mua lương thực cho đồng đội. Khi ra giữa cánh đồng, 3 chị bị địch phát hiện. Hai chiếc máy bay HU.1A sà thấp định bắt sống. Trong tình thế nguy hiểm, chị Gấm ra lệnh: “Tôi có thể chạy thoát được nhưng nguy hiểm cho hai chị, nếu cả ba cùng ở lại chiến đấu thì không đủ vũ khí. Tôi ở lại chiến đấu, thu hút hỏa lực, còn hai chị chạy thoát ngay đi”. 

Nu-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-kien-tuong-danh-min-tro-thanh-noi-khiep-so-cua-ke-thu-4

Nói xong, 2 nữ du kích chạy vào vườn, còn một mình với khẩu súng AR 15, chị chiến đấu với địch. Hai chiếc trực thăng HU1A xả đạn bắn uy hiếp, quần thảo trên đầu kêu gọi đầu hàng, chị bình tĩnh nhắm thẳng trực thăng nhã đạn, một chiếc cháy rơi tại chỗ. Chiếc trực thăng thứ hai sà xuống đổ quân, bao vây, chị bắn hạ thêm 3 tên địch. Bị thương nặng máu tuôn xối xả, chị vẫn tỳ vai, quỳ gối chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Chị ngã xuống lúc mới tròn 19 tuổi.

Đồng đội kể lại ngày chị hy sinh: “Hôm đó là ngày 18/4/1970, chuẩn bị cho trận đánh đêm, chị cùng 2 nữ du kích đi mua thức ăn trữ cho Trung đội. Khi đến giữa cánh đồng (cách căn cứ Bình Đức 500 mét) bị máy bay địch phát hiện. Hai chiếc máy bay lên thẳng HU1A sà xuống rất thấp định bắt sống. 

Trước tình thế nguy cấp, chị đã chỉ đường trốn thoát cho 2 đồng chí, còn bản thân thì lợi dụng địa hình chiến đấu, thu hút địch. Hai chiếc trực thăng lượn vòng uy hiếp, Hồng Gấm bắn trả, một chiếc bị rơi tại chỗ, chiếc thứ 2 đổ quân bao vây, chị nổ súng diệt tiếp 3 tên địch. 

Do địch quá đông, chúng tập trung hỏa lực bắn về phía chị, khiến Hồng Gấm bị thương quá nặng, đạn đã hết nên dùng chút sức lực đập gãy khẩu súng để vũ khí không rơi vào tay địch và anh dũng hy sinh. Trận đánh quyết liệt ấy là trận đánh cuối cùng, diễn ra khi chị mới 19 tuổi đời”.

 

Danh tính người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Việt Nam thế chấp tính mạng 3 đời dòng tộc để cứu dân

Chứng kiến cảnh những người dân nghèo chạy lụt đều lâm cảnh đói kém, không có lúa gạo để cầm cự qua ngày, bà đã sai người mở kho lúa của gia đình để cứu tế. Không chỉ thế, bà còn đem tính mạng 3 đời thân tộc làm “tài sản thế chấp” để vay lúa của triều đình nhà Nguyễn cứu giúp dân nghèo