Đời sống

Người đoàn viên đầu tiên của Việt Nam: Hy sinh ở tuổi 17, được đặt tên đường ở Hà Nội và TP.HCM

Người đoàn viên đầu tiên của Việt Nam: Hy sinh ở tuổi 17, được đặt tên đường ở Hà Nội và TP.HCM

Lý Tự Trọng (1914 -1931) tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 

Vào năm 1926, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử thành viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến Thái Lan tìm kiếm những thiếu niên gốc Việt Nam có đủ điều kiện tại đây để thành lập một tổ chức riêng cho thanh niên và bồi dưỡng họ thành một đội ngũ “vừa hồng - vừa chuyên”. 

Sau quá trình tìm kiếm đã có 8 thanh niên xuất sắc được chọn, trong đó có Lý Tự Trọng. Họ là lớp thanh niên cộng sản đầu tiên của Việt Nam, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp dìu dắt và bồi dưỡng. Tên Lý Tự Trọng cũng được xuất hiện từ đây.

Nguoi-doan-vien-dau-tien-cua-viet-nam-hy-sinh-o-tuoi-17-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi-va-tphcm-5

Năm 1929, sau 3 năm học tập và hoạt động ở Quảng Châu, Lý Tự Trọng trở về nước hoạt động. Lúc này, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân diễn ra sôi nổi, đặc biệt là sự liên tiếp ra đời của ba tổ chức cộng sản. Anh được phân công làm giao liên cho Xứ ủy Nam kỳ với Trung ương lúc bấy giờ cũng đóng ở Sài Gòn - Chợ Lớn, giữ mối liên lạc các chi bộ trong Thành ủy Sài Gòn.

Ngày 9/2/1931, nhân kỷ niệm một năm ngày khởi nghĩa Yên Bái, một buổi mít tinh diễn thuyết được tổ chức ở trung tâm Sài Gòn, Lý Tự Trọng được phân công bảo vệ cán bộ diễn thuyết. 

Tuy nhiên, không lâu sau thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố. Để bảo vệ an toàn cho đồng chí cán bộ diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám Lơ-gơ-răng nổi tiếng tàn bạo và bị bắt. 

Chính quyền thực dân đã dùng nhiều biện pháp từ tra tấn đến dụ dỗ, mua chuộc, song tất cả đều không làm lung lay ý chí và lòng kiên định của người đoàn viên, người cộng sản trẻ tuổi. Nhận thấy việc lấy thông tin gì từ Lý Tự Trọng quá khó khăn, chính quyền thực dân Pháp đã quyết định xử tử hình anh vào ngày 20/11/1931, khi vừa mới tròn 17 tuổi. 

Nguoi-doan-vien-dau-tien-cua-viet-nam-hy-sinh-o-tuoi-17-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi-va-tphcm-3

Nói đến người Đoàn viên đầu tiên - Lý Tự Trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành cho anh những lời lẽ đầy cảm xúc: “Người Đoàn viên đầu tiên của Đoàn thanh niên Cộng sản nước ta, cũng là người cộng sản oanh liệt đã đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng”.

Ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Lý Tự Trọng đã để lại cho các thế hệ thanh niên Việt Nam một di sản quý giá, đó chính là lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và nhiệt huyết tuổi trẻ. Câu nói của anh trước tòa án kẻ thù: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể là con đường khác” đã trở thành bất hủ.

Nguoi-doan-vien-dau-tien-cua-viet-nam-hy-sinh-o-tuoi-17-duoc-dat-ten-duong-o-ha-noi-va-tphcm

Vào tháng 3 - tháng của thanh niên, là dịp để chúng ta nhớ đến những người con như Lý Tự Trọng cùng biết bao thanh niên Việt Nam đã ngã xuống cho độc lập tự do của dân tộc. Tên tuổi của anh sẽ mãi sáng, luôn là chỉ nam cho thế hệ thanh niên trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều trường học và các con đường đã được đặt tên theo Lý Tự Trọng người đoàn viên đầu tiên ở Việt Nam, trong đó có đường Lý Tự Trọng, tại Quận 1, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh; đường Lý Tự Trọng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội;...

 

Vị hoàng đế nổi tiếng lịch sử Trung Quốc bắt con đi bộ 5km đến lớp học, đọc 1 cuốn sách 240 lần/ngày

Các hoàng tử sẽ phải đi bộ 5km đến lớp, học từ 3 giờ sáng đến 17 giờ trong tư thế thẳng lưng, không vặn vẹo, xiên xẹo. Thậm chí, vị hoàng đế này còn bắt các con đọc to một cuốn sách 120 lần và sau đó đọc thuộc lòng nó 120 lần.