Đời sống

Nữ Anh hùng đầu tiên của QĐND Việt Nam: Bị địch tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất

Nữ Anh hùng đầu tiên của QĐND Việt Nam: Bị địch tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất

Theo hồ sơ, Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, tại xóm Trại Đồng, xã Tân Tiến (nay là thị trấn Nê, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà, năm sinh này không biết đúng hay sai vì lý lịch do anh em công tác khai hộ. 

Nu-anh-hung-dau-tien-cua-qdnd-viet-nam-bi-dich-tra-tan-suot-3-thang-ruoi-van-kien-trung-bat-khuat

Ngay cả cái tên Nguyễn Thị Chiên cũng là do anh em du kích đặt cho bà sau này, chứ cha mẹ thường gọi là Tý con. Người thân của bà từng cho biết, bà sinh năm 1927 mới là tuổi thực.

Nhà bà có 5 anh chị em, bà là út. Do gia cảnh khốn khó, sinh bà hôm trước, hôm sau mẹ đã phải ủ con trong gio để đi làm thuê, làm mướn. Bà mới sinh được mấy ngày, bố không có tiền nộp thuế thân thì trốn đi mỏ Vàng Danh (Quảng Ninh) không có ngày về. Mẹ đi xin ăn bên đường rồi chết. 

Từ nhỏ, bà Nguyễn Thị Chiên không biết bố mẹ như thế nào, lớn lên cũng không thể nào hình dung nổi bố mẹ ra sao. Mới lớn, bà đã phải đi ở đợ, bế con cho nhà người khác.

Bà Nguyễn Thị Chiên từng chia sẻ thêm về những ngày làm du kích. Theo đó, bà không thể quên được những lần chặt chuối làm phao kẹp vào nách bơi vượt sông Thái Bình đi quấy nhiễu đồn bốt của thực dân Pháp. Lúc đi đạn bắn dữ dội, lúc về xe lội nước địch ào ào đuổi đằng sau. Nhưng những chuyến đi, về đều an toàn và những đợt tập kích địch đã làm vững vàng thêm bản lĩnh và nối dài công trạng của nữ du kích Nguyễn Thị Chiên.

Vào ngày 1/5/1952, tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Việt Bắc, đồng chí Nguyễn Thị Chiên được phong tặng danh hiệu Anh hùng ở tuổi 22.

Hồ sơ lưu tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có viết: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Chiên, trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1952, tham gia xây dựng cơ sở kháng chiến ở 5 thôn, xây dựng và chỉ huy Đội du kích xã Tán Thuật (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đánh địch chống càn, phá giao thông đường 39, phá tề, diệt và bắt nhiều địch.

Bà đã diệt, làm bị thương và bắt 15 tên địch. Tháng 4 năm 1950, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, bà bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh địch trên đường 39, bà bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, bà chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 tên địch.

Bà được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Năm 1952, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng khẩu súng ngắn của Người.

Nu-anh-hung-dau-tien-cua-qdnd-viet-nam-bi-dich-tra-tan-suot-3-thang-ruoi-van-kien-trung-bat-khuat

Trong “Bài nói tại buổi lễ bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ tri thức”, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc đến đồng chí Nguyễn Thị Chiên rằng: “Chín năm trước đây, nhân dân ta gồm cả trí thức ta, bị Tây khinh rẻ và gọi là ‘giống bẩn thỉu’. Ngày nay, ta có những anh hùng như Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị và đang nảy nở hàng trăm chiến sĩ và anh hùng trong phong trào thi đua yêu nước”. 

Không chỉ thế, khi viết bài “Người cán bộ cách mạng”, Hồ Chủ tịch lại hết lời ngợi khen nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên: “Nữ anh hùng du kích Nguyễn Thị Chiên, mấy lần bị giặc bắt và tra tấn sống đi chết lại, nhưng không hề lộ bí mật; mỗi lần thoát khỏi tay địch, hoạt động càng thêm hăng”. 

Nguyễn Thị Chiên qua đời vào lúc 8h20 phút, sáng ngày 1/6/2016, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Long Biên, Hà Nội), hưởng thọ 87 tuổi.

 

Nhà tình báo huyền thoại của quân đội Việt Nam: Từng làm cho chính khách cao cấp Mỹ phải khen ngợi

Cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ làm cho hàng chục triệu người con đất Việt cảm phục, ngưỡng mộ, mà còn làm cho đối phương, ngay cả những chính khách cao cấp của Mỹ và ngụy cũng phải kính nể.