Đời sống

Huyền thoại mẹ Thứ: Biểu tượng vĩnh hằng của Mẹ Việt Nam anh hùng

Huyền thoại mẹ Thứ: Biểu tượng vĩnh hằng của Mẹ Việt Nam anh hùng

Bà Nguyễn Thị Thứ sinh năm 1904 tại xóm Rừng thuộc thôn Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà có 12 người con (11 trai và 1 gái) thì 9 con trai hy sinh. Người con gái duy nhất (con đầu) - bà Lê Thị Trị là thương binh, cũng được trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng (khi có chồng và 2 con gái là liệt sĩ). Như vậy gia đình bà có 12 liệt sĩ.

Nguoi-phu-nu-co-nhieu-con-chau-la-liet-si-cua-ca-nuoc-bieu-tuong-vinh-hang-cua-me-viet-nam-anh-hung

Suốt tuổi thanh xuân, bà bao lần khóc thầm khi tiễn đưa chồng con vào chiến trường. Không chỉ thế, 30 năm ròng rã, bà cùng các con cần mẫn đào hầm trong vườn để nuôi giấu chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật ngay trong lòng địch.

Nhiều đêm dài, bà thức trắng để canh chừng các cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà. Bà luôn để ngọn đèn sáng bên bàn thờ làm ám hiệu an toàn cho cán bộ, du kích đi về hoạt động.

Theo ghi chép, vườn nhà bà Nguyễn Thị Thứ có 5 căn hầm bí mật. Xung quanh có nhiều cây xanh và cỏ, nuôi nhiều bò để ngụy trang. Lúc an toàn, bà và các con mở hé cửa hầm để mọi người dễ thở và khi có động thì lại giả vờ trông coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm. 

Một cựu chiến binh từng được bà Thứ chở che xúc động chia sẻ: “Mỗi dịp ghé về thăm, Mẹ dặn dò từng li, từng tí: Sự nghiệp cách mạng còn dài, tụi bây phải cẩn thận”. 

Mặc dù biết rõ sự khốc liệt của chiến tranh, ngày đi không biết ngày về, nhưng bà Nguyễn Thị Thứ vẫn nuốt nước mắt vào lòng để tiễn con lên đường vào nơi bom đạn. Chắc hẳn, với tình yêu đất nước, nỗi khát khao độc lập tự do cho dân tộc đã giúp bà chấp nhận hy sinh tất cả. 

Ngày 18/6/1948, anh Lê Tự Xuyến - chiến sĩ giao liên bị Pháp bắn tại đầu làng. 4 tháng sau, ngày 5/10-1948, con trai Lê Tự Hàn Anh hy sinh khi làm nhiệm vụ tải thương. 10 ngày sau, con trai Lê Tự Hàn Em ngã xuống trong trận chống càn. Đến tháng 4/1954, con trai bà là Lê Tự Lem tròn 20 tuổi cũng đã hy sinh trong lúc chiến đấu ở huyện nhà. Trong vòng 6 năm, bà mất 5 người con, đau thương dồn dập nhưng cứ khi con trưởng thành, bà lại động viên, tiễn con ra chiến trường.

Tháng 9/1966, con trai Lê Tự Nự hy sinh. Năm 1972, anh Lê Tự Mười và anh Lê Tự Trịnh cũng gã gục trên chiến trường. Năm 1974, anh Lê Tự Thịnh - Ðại đội trưởng bộ đội ở huyện Duy Xuyên qua đời trong lần chỉ huy đơn vị đánh đồn giặc. 

Vào 9 giờ ngày 30/4/1975, con trai cả Lê Tự Chuyển - chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã hy sinh ngay trên cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ vào Sài Gòn, chỉ trước vài giờ đất nước thống nhất.

Con rể của mẹ là Ngô Tường (chồng của mẹ VNAH Lê Thị Trị) tham cách mạng từ thời chống Pháp, bị giặc Mỹ bắt năm 1956, bị tra tấn cho đến lúc tử vong, được công nhận là liệt sĩ. Bà Nguyễn Thị Thứ còn 2 cháu ngoại (con gái của mẹ Trị) là Ngô Thị Điểu bị giặc Mỹ bắt tra hỏi, hy sinh tháng 8/1970 và Ngô Thị Cúc hy sinh trong lần công tác vào vùng địch hậu năm 1973.

Nguoi-phu-nu-co-nhieu-con-chau-la-liet-si-cua-ca-nuoc-bieu-tuong-vinh-hang-cua-me-viet-nam-anh-hung

Sự mất mát, hy sinh của gia đình bà Nguyễn Thị Thứ không có bút mực nào diễn tả hết. Nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ vẫn còn kể câu chuyện, vào năm 1998 khi một đoàn khách nước ngoài về thăm mẹ Thứ, một nhà báo, cựu chiến binh người Hàn Quốc đã hỏi bà: “Thưa bà, với quan niệm người Á Đông, con cái là phúc lộc, là tài sản. Khi người con thứ tư, thứ năm tử trận, tại sao bà vẫn tiếp tục động viên những người con khác ra mặt trận?”.

Bà điềm tĩnh trả lời: “Ở nước tôi, Cụ Hồ đã dạy là “Không có gì quý hơn độc lập tự do” nên cứ là người Việt Nam, trong đó có các con, các cháu tôi đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để giành lấy độc lập, tự do. Nếu còn chiến tranh, các con tôi, rồi cháu tôi vẫn sẽ tiếp tục ra trận để giành độc lập, tự do, bình yên mà hôm nay chúng tôi đang hưởng”. Người cựu chiến binh Hàn Quốc sững người, rưng rưng nước mắt rồi thấp người xuống, cầm tay xin lỗi bà.

Nguoi-phu-nu-co-nhieu-con-chau-la-liet-si-cua-ca-nuoc-bieu-tuong-vinh-hang-cua-me-viet-nam-anh-hung-6

Đến năm 1994, bà đã được trao tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Trân trọng với những gì các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc, cho Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước đã thống nhất xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, lấy nguyên mẫu Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Công trình đã được khởi công vào ngày 27/7/2009, tại Núi Cấm (thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam), nay là địa chỉ đỏ, được nhân dân khắp mọi miền tổ quốc đến viếng.

Nguoi-phu-nu-co-nhieu-con-chau-la-liet-si-cua-ca-nuoc-bieu-tuong-vinh-hang-cua-me-viet-nam-anh-hung-2
Nguoi-phu-nu-co-nhieu-con-chau-la-liet-si-cua-ca-nuoc-bieu-tuong-vinh-hang-cua-me-viet-nam-anh-hung-5

Bà mất vào ngày 10/12/2010, hưởng dương 106 tuổi. Dù bà không còn nữa nhưng tên tuổi của bà vẫn mãi mãi sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt. Những gì bà cống hiến cho Tổ quốc mãi là một tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.

 

Nhà tình báo huyền thoại của quân đội Việt Nam: Từng làm cho chính khách cao cấp Mỹ phải khen ngợi

Cuộc đời và sự nghiệp của ông không chỉ làm cho hàng chục triệu người con đất Việt cảm phục, ngưỡng mộ, mà còn làm cho đối phương, ngay cả những chính khách cao cấp của Mỹ và ngụy cũng phải kính nể.