Đời sống

Danh tính giáo sư duy nhất ở Việt Nam 9 năm liền lọt top 1% nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Danh tính giáo sư duy nhất ở Việt Nam 9 năm liền lọt top 1% nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Hằng năm, Clarivate Analytics sẽ công bố danh sách danh sách 1% các nhà khoa học có nhiều trích dẫn nhất thế giới (highly cited researchers HCR), dựa trên chỉ số trích dẫn các công trình nghiên cứu thuộc 21 lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn.

Suốt những năm qua, chính các nhà khoa học trên toàn thế giới đã đánh giá và lựa chọn một cách chính xác, công bằng các đồng nghiệp xuất sắc vào danh sách HCR. Dữ liệu từ Web of Science là cơ sở quan trọng để các nhà phân tích của Clarivate Analytics kiểm tra và xác định những nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực của mình.

Riêng năm 2022, Công ty Tính toán dữ liệu Clarivate công bố có 6.938 nhà khoa học thuộc 69 quốc gia và vùng lãnh thổ lọt top được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam có tên giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (Viện Công nghệ liên ngành, Đại học Công nghệ TPHCM) cùng 7 nhà khoa học khác:

- TS. Trần Phan Lam Sơn (ĐH Công nghệ Texas, Mỹ) ngành khoa học cây trồng và vật nuôi.

- TS. Bùi Quang Minh (ĐH Quốc gia Australia) liên ngành – cựu sinh viên ĐHQGHN, Nguyen T. Nhu (ĐH Harvard) ngành sinh học và hóa sinh – cựu bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

- Giáo sư Nguyễn Minh Hồng (ĐH Pittsburgh) liên ngành.

- Giáo sư Đặng Văn Chí (Viện Nghiên cứu ung thư Ludwig, Mỹ) liên ngành.

- Giáo sư Ngô Hữu Hào (ĐH Công nghệ Sydney) chuyên ngành sinh học và hóa sinh; TS. Đinh Cao Thắng (ĐH Queens, Canada) ngành hóa học – cựu sinh viên trường ĐH Mỏ Địa chất.

Đáng chú ý, đây là lần thứ 9 liên tiếp giáo sư Nguyễn Xuân Hùng lọt top 1% nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Con đường làm khoa học của anh xuất phát từ cơ học tính toán, một lĩnh vực giao thoa giữa lý thuyết và thực nghiệm với việc áp dụng các mô hình tính toán mô phỏng.

Danh-tinh-giao-su-duy-nhat-o-viet-nam-9-nam-lien-lot-top-1-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi
9 năm liên tiếp giáo sư Nguyễn Xuân Hùng lọt top 1% nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Mặc dù quá trình nghiên cứu cơ học tính toán không cần quá nhiều cơ sở hạ tầng nhưng đây vẫn là một lĩnh vực mới nổi, có sức cạnh tranh lớn. Vậy nên việc giáo sư Nguyễn Xuân Hùng liên tiếp đứng vững trong top đầu lĩnh vực này cũng cần có “bí quyết” nền tảng: Sự hiểu biết sâu sắc và bao quát bản chất của vật chất ở những môi trường có tính chất khác nhau.

Danh-tinh-giao-su-duy-nhat-o-viet-nam-9-nam-lien-lot-top-1-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi

Giáo sư Nguyễn Xuân Hùng cho biết, trong khoảng 5 - 7 năm gần đây, anh dành khá nhiều thời gian cho xử lý dữ liệu, học máy, học sâu và AI… Trên trang Facebook cá nhân, ngoài từ khóa “kỹ thuật tính toán”, anh còn bổ sung “dữ liệu quy mô lớn”, “in 3D”, “năng lượng tái tạo”. 

Danh-tinh-giao-su-duy-nhat-o-viet-nam-9-nam-lien-lot-top-1-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi

Theo đó, các công cụ mới mà anh phát triển và tối ưu không chỉ giải được các bài toán ở nhiều lĩnh vực mà còn ở các cấp độ quy mô khác nhau, thậm chí có công cụ sử dụng được cả trong điều kiện không thuận lợi về cơ sở hạ tầng tính toán.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng là cựu sinh viên trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Anh học Thạc sĩ về Cơ học môi trường liên tục, nhận học bổng và lấy bằng Tiến sĩ về Cơ học tính toán tại ĐH Liège (Bỉ). Nghiên cứu của anh tập trung vào phát triển các công cụ tính toán mô phỏng số trên máy tính, ứng dụng trong lĩnh vực liên ngành Kỹ thuật, Vật liệu, Môi trường,... 

Danh-tinh-giao-su-duy-nhat-o-viet-nam-9-nam-lien-lot-top-1-nha-khoa-hoc-anh-huong-nhat-the-gioi

Bên cạnh việc 9 năm liên tiếp đạt giải thưởng những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới, giáo sư Nguyễn Xuân Hùng còn là người đầu tiên nhận giải thưởng Nguyễn Văn Đạo của Hội Cơ học Việt Nam, người trẻ nhất nhận giải thưởng Georg Forster Research Award của Quỹ Alexander von Humboldt - Đức, cùng một số giải thưởng nghiên cứu khác.

 

Danh tính giáo sư trẻ nhất Việt Nam nhận giải thưởng toán học uy tín quốc tế ở tuổi 37

Giải Ramanujan được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ và Quỹ Abel của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Na Uy với sự cộng tác của Liên đoàn Toán học quốc tế (IMU).