Đời sống

5 danh nhân tuổi Mùi xuất chúng của Việt Nam: Có 1 vị tướng thuộc 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất

1. Lý Thường Kiệt - Kỉ Mùi (1019 - 1105)

Lý Thường Kiệt họ Ngô tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long.

5-danh-nhan-tuoi-mui-xuat-chung-cua-viet-nam-co-1-vi-tuong-thuoc-14-anh-hung-dan-toc-tieu-bieu-nhat

Vào năm 1041, Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, ông được đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình.

Đến năm 1061, giặc quấy rồi miền biên giới, một số thủ lĩnh miền núi nổi lên chống triều đình. Vua Lý Thánh Tông lập tức cử phong ông là Thái Bảo, cầm “tiết việt” đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. Cũng nhờ vậy mà năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động miền Thanh - Nghệ đều được yên ổn. 

Tháng 3/1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân mưu thôn tính Đại Việt. Đến tháng 8, thủy lục quân Tống vượt biên giới, rồi giặc dần chiếm được Vĩnh An (Móng Cái), Quảng Nguyên (Cao Bằng), Quang Lang, Môn Châu, Tô Mậu, Tư Lang.

Vào tháng 1/1077, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chặn giặc trên suốt dọc phòng tuyến sông Cầu. Tương truyền, hàng đêm ông sai người tâm phúc lẻn vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát nằm trong trận địa bên sông Như Nguyệt (tức khúc sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang) đọc vang bài thơ: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Bài thơ được coi như một bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam được ghi lại lần đầu tiên thành văn. 

Tháng 3/1077, quân ta vượt sông đánh quân Tống đại bại rồi mở đường giảng hòa để giặc giữ thể diện lui về nước ngay, chỉ còn giữ châu Quảng Nguyên (đến tháng 11/1079 cũng phải giao trả nốt). Từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, triều đại Trung Quốc không dám đụng đến đất nước ta.

Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, phá Tống bình Chiêm thắng lợi.

2. Nguyễn Văn Siêu- Kỉ Mùi (1799 – 1872)

Nguyễn Văn Siêu tự là Tốn Ban, hiệu Phương Đình, người làng Kim Lũ, Thanh Trì, Hà Nội. Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lớn lên, ông theo học với Tiến sĩ Phạm Quý Thích và kết bạn văn chương với Cao Bá Quát. Năm 26 tuổi, ông đỗ Á nguyên nhưng không ra làm quan mà ở nhà đọc sách.

Năm 1839, Nguyễn Văn Siêu cùng Cao Bá Quát vào Huế dự thi Hội đỗ Phó Bảng, sau đó được bổ làm ở toà hàn lâm, rồi lại chuyển qua làm chủ sự bộ Lễ. Sau khi vua Minh Mệnh chết, Thiệu Trị nối ngồi và đưa ông giữ chức Thừa Chỉ, kiêm thị giảng cho các hoàng tử.

5-danh-nhan-tuoi-mui-xuat-chung-cua-viet-nam-co-1-vi-tuong-thuoc-14-anh-hung-dan-toc-tieu-bieu-nhat

Năm 1849, ông đi sứ nhà Thanh, khi về dâng quyển Vạn lý tập dịch trình tấu thảo, được thăng học sĩ ở Viện tập hiền. Đến năm 1854 ông đệ đơn xin từ quan, từ đó sống cuộc đời dạy học và soạn sách gắn bó với Hà Nội đến khi mất.

Sinh thời, Nguyễn Văn Siêu sở hữu rất nhiều sách bằng chữ Hán thuộc nhiều lĩnh vực: Văn, thơ, sử, địa lý, triết học. Sau khi ông mất học trò đem xuất bản bao gồm: Địa dư chí, Chư sử khảo thích, Chư kinh khảo ước, Tứ thư bị giảng, Vạn lý tập, Phương Đình thi tập, Phương đình văn loại v.v... Bộ Địa Dư Chí của ông là một tác phẩm có giá trị, nội dung thâu tóm khá nhiều hiểu biết về địa lý, lịch sử từ trước đến đương thời.

Nguyễn Văn Siêu là một trí thức trong sạch, đạo đức cao đẹp, học thức uyên bác, một nhà giáo gương mẫu, một nhà nghiên cứu nghiêm túc, một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, đáng trọng. Ông xứng đáng có một chỗ đứng nhất định trong nền văn học và văn hóa Việt Nam thế kỷ 19.

3. Nguyễn Khuyến - Ất Mùi (1835 – 1909)

Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Văn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Minh Chi, quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam (quê nội của cụ là làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

5-danh-nhan-tuoi-mui-xuat-chung-cua-viet-nam-co-1-vi-tuong-thuoc-14-anh-hung-dan-toc-tieu-bieu-nhat

Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc ở vung Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ, cho đến thời nhà thơ đã được năm trăm năm. 

Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ Tiến sĩ, làm quan đến Hiến sát sứ Thanh Hóa. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn, vẫn theo đòi nho học, đỗ 3 khoa Tú tài, chuyên nghề dạy học để kiếm sống ở xứ vườn Bùi. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngòi, nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên 1864 -1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng Giáp Phạm Văn Nghị. Năm 1864, cụ đỗ đầu Cử Nhân (tức Hương Nguyên) trường Hà Nội. Năm sau cụ trượt thi Hội và thi Đình nên phẫn chí ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871 cụ mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên. Từ đó, cụ thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm 1873, ông ra làm Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên Án sát tỉnh. Năm 1874, ông phải mang quân chặn quân khởi nghĩa (mà sử cũ gọi là lệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống. Đúng lúc ấy bà mẹ ông mất. Ông phải nghỉ ba năm về quê cư tang mẹ. Hết tang, ông vào triều giữ chân Biện lý bộ Hộ. 

Năm 1877,  Nguyễn Khuyến lại ra làm quan ngoài, giữ chức Bố chính Quảng Ngãi. Rồi làm Toản tu ở Sử quán, từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảch thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường.

Năm 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Rồi Tự Đức chết (19-7-1883), triều Nguyễn phải ký hiệp ước Harmand ngày 25/8/1883. Nguyễn Khuyến đã được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh. Ông đã ra Bắc, nhưng chuyến đi sứ ấy bị bãi. 

Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh, thì trung tuần tháng 12 năm 1883, triều Nguyễn cử ông làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên, song ông không chịu đến nhận chức, mà chính thức cáo quan về nghỉ hưu khi mới 50 tuổi.

Một phần tư thế kỷ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở thành bất tử, khi ông tiếp tục sáng tác nhiều và hay hơn nhiều so với thời gian trước đó.

Cụ cáo quan về ở ẩn tại Yên Đổ vào mùa thu 1884 và qua đời tại đấy ngày 5 tháng 2 năm 1909. Nguyễn Khuyến để lại cho hậu thế các tập thơ văn Quế Sơn Thi tập, Yên Đổ Thi tập, Bách Liêu Thi văn tập, Cẩm Ngữ và nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế và câu đối.

4. Phan Đình Phùng - Đinh Mùi (1847 – 1895)

Phan Đình Phùng quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm năm 1877, ông đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, nên thường gọi là cụ Đình, bổ tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình), sau về Huế giữ chức Ngự sử. Ông nổi tiếng là người cương trực, khảng khái.

Năm 1883, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hoà. Vì vậy, bị cách chức, đuổi về làng. Năm 1885, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lánh ra Hà Tĩnh, ông lại được cử giữ chức Hiệp thống quân vụ, lãnh đạo quân Cần vương chống Pháp ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

5-danh-nhan-tuoi-mui-xuat-chung-cua-viet-nam-co-1-vi-tuong-thuoc-14-anh-hung-dan-toc-tieu-bieu-nhat

Phong trào chống Pháp do Phan Đình Phùng lãnh đạo được coi là tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương của cả nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Ông bị trọng thương trong một trận đánh và mất ngày 28/12/1895.

Phan Đình Phùng để lại một số thơ văn, trong đó nổi tiếng nhất là “Bức thư trả lời Hoàng Cao Khải” và bài “Lâm chung thời tác” làm khi sắp mất.

5. Trường Chinh - Đinh Mùi (1907 – 1988)

Trường Chinh tên thật Đặng Xuân Khu, sinh ra ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Năm 1925, khi còn là còn học ở bậc Thành Chung, ông đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh.

5-danh-nhan-tuoi-mui-xuat-chung-cua-viet-nam-co-1-vi-tuong-thuoc-14-anh-hung-dan-toc-tieu-bieu-nhat

Cả cuộc đời ông gắn liền với quá trình Cách mạng Việt Nam từ những năm 20 đến những năm 80 thế kỉ 20. Ông chính là người triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị nổi tiếng “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định: “Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh”.

 

7 danh nhân tuổi Tý lừng lẫy Việt Nam: Có danh tướng nổi tiếng dưới thời vua Lê Thái Tổ

Theo tử vi phương Đông, trong 12 con giáp, chuột được chọn là con vật tiên phong, dẫn đầu, bởi vậy những người thuộc tuổi này thường có tài năng lãnh đạo, quản lý rất tốt. Có lẽ vì thế lịch sử Việt có rất nhiều danh nhân tuổi Tý thành lừng lẫy, trong đó điển hình nhất phải kể đến danh tướng Nguyễn Xí.