3 thầy giáo vĩ đại nhất lịch sử Việt Nam: Có 1 thầy được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa TG
1. Chu Văn An (1292-1370)
Chu Văn An tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, nguyên quán ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’ trong danh sách 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.
Ông có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam, đóng góp trong việc hoàn thiện chương trình truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam. Không chỉ thế, ông còn là người thầy dậy dỗ vua Trần Hiểu Tông và đào tạo ra những vị quan có tài cho triều đình nhà Trần.
Suốt những năm giảng dạy, ông luôn nhận được người đời thán phục vì phẩm chất thanh cao cũng như tài năng nỗi lạc của mình. Hơn nữa, sự liêm khiết, chính trực và công tâm của thầy giáo Chu Văn An cũng tạo động lực để các thế hệ sau không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia.
2. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Sinh ra trong gia đình trí thức, mẹ là con út của quan tiến sĩ thượng thư bộ Hộ triều vua Lê Thánh Tông nên Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục cẩn thận, rèn luyện cả về thể lực và trí lực nên “to khỏe, thông minh khác thường, chưa đến một tuổi đã nói sõi”.
Năm 4 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được mẹ dạy sách Kinh, thơ Nôm. Vào độ tuổi trưởng thành, nghe tiếng bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, ông quyết tâm đến tận nơi tầm sư học đạo. Nhờ thông minh, sáng dị, chăm chỉ học hành nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành học trò xuất sắc của Lương Đắc Bằng và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.
Năm 1535, dưới thời vua Mạc Thái Tông Đăng Doanh - thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, ông đã ngoài 40 tuổi.
Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ. Đến khi Mạc Thái Tông đột ngột qua đời vào năm 1540, Mạc Hiến Tông lên thay cha. Tuy nhiên, vua còn ít tuổi nên dẫn đến tình trạng triều chính bất ổn. Thấy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được vua chấp nhuận.
Năm 1542 ông xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạc Vân Am và hiệu Bạc Vân Cư Sĩ mở trường dạy học. Suốt 40 năm lui về dạy học, Nguyễn Bỉnh Khiêm dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước.
Cũng nhờ vậy mà danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên dòng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử” - Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ. Học trò của thầy có những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan.
3. Lê Quý Đôn (1726 - 1784)
Lê Quý Đôn sinh ra tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bìn), trong trong một gia đình khoa bảng.
Từ nhỏ thầy đã nổi tiếng thông minh, chăm học. 14 tuổi, sau khi học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Đến năm 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên, 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn.
Tại thời điểm đó, khi nhắc đến Lê Quý Đôn, người trong thiên hạ đều khuyên nhau “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn”, tạm dịch là thiên hạ có điều gì không biết thì cứ đến hỏi Lê Quý Đôn. Họ thường gọi ông là “túi khôn của thời đại”, nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.
Không chỉ nổi tiếng với vai trò nhà bác học, ông còn là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài. Hình ảnh thầy Lê Quý Đôn tận tụy truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học trò đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
Danh tính giáo sư duy nhất ở Việt Nam 9 năm liền lọt top 1% nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Tính đến hiện tại, chưa có nhà khoa học người Việt nào đạt kỷ lục 9 năm liên tiếp lọt vào danh sách nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Clarivate Analytics công bố.