Đời sống

Gia đình hiếm hoi ở Việt Nam có 2 anh em cùng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, cha làm giám đốc sở GD

Đây là gia đình hiếm hoi ở Việt Nam mà ai cũng đều gắn bó với công việc nghiên cứu khoa học hoặc dạy học. 

GS Nguyễn Tự Cường sinh năm 1951, là Giáo sư Tiến sĩ khoa học, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Toán học Việt Nam. Ngày 15/1/2016, ông cùng với GS Ngô Việt Trung và GS Lê Tuấn Hoa đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ lần thứ 5, cho cụm công trình: Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc.

Gia-dinh-hiem-hoi-o-viet-nam-co-2-anh-em-cung-nhan-giai-thuong-ho-chi-minh-cha-lam-giam-doc-so-gd
Giáo sư Nguyễn Tự Cường. Anh: Vietnamnet

Về gia cảnh, GS Nguyễn Tự Cường sinh ra trong gia đình có 10 người con, 9 trai, một gái. Ít ai biết rằng, ông chính là em trai ruột của GS Nguyễn Đinh Tứ (sinh 1932), là một nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng của Việt Nam đồng thời là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT (khi đó là Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) trong hơn 10 năm (1976-1987). 

Gia-dinh-hiem-hoi-o-viet-nam-co-2-anh-em-cung-nhan-giai-thuong-ho-chi-minh-cha-lam-giam-doc-so-gd-5
GS Nguyễn Đinh Tứ

Năm 2000, GS Nguyễn Đinh Tứ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ cho cụm công trình: “Nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao và phát hiện phản hạt hyperon sigma âm”. Đến ngày 30/7/2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Gia-dinh-hiem-hoi-o-viet-nam-co-2-anh-em-cung-nhan-giai-thuong-ho-chi-minh-cha-lam-giam-doc-so-gd-4

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với GS Nguyễn Đình Tứ (người thứ hai từ trái sang) lúc sinh thời

“Anh Tứ giống mẹ mình, chẳng bao giờ thấy anh ấy nổi nóng. Anh ấy là một người nhân hậu và cũng vô cùng thông minh. Hồi nhỏ anh Tứ là thần đồng ở miền Trung. Gần như ai ở Hà Tĩnh cũng biết tên anh ấy.

Mặc dù sự nghiệp của anh gắn liền với tư cách một nhà chính trị nhưng anh Tứ thực sự là một nhà khoa học. Anh ấy cũng là đứa con mà ông cụ thân sinh của mình yêu và tự hào nhất”, GS Cường chia sẻ.

Gia-dinh-hiem-hoi-o-viet-nam-co-2-anh-em-cung-nhan-giai-thuong-ho-chi-minh-cha-lam-giam-doc-so-gd-2

Thân phụ cùng anh chị em của GS Nguyễn Tự Cường (ngoài cùng, bên trái), GS Nguyễn Đinh Tứ ngồi thứ 3 (từ trái sang). Ảnh: Gia đình cung cấp

Bên cạnh đó, GS Cường còn cho biết, năm 1974, sau khi vừa tốt nghiệp ĐH tổng hợp Martin-Luther, Halle, Cộng hòa liên bang Đức, ông được GS Tạ Quang Bửu khi đó đang là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp định hướng về giảng dạy tại Trường ĐH Tổng hợp nhưng chính GS Nguyễn Đinh Tứ đã từ chối ông.

“Khi đó, anh Tứ đang là Hiệu phó Trường ĐH Tổng hợp. Khi mình đem giấy về trường nộp. Anh Tứ nhận được giấy đó thì không nhận mình, nói rằng anh em thì không nên làm cùng một chỗ. Sau đó, Anh Tứ đã đề xuất mình về làm việc tại Viện Toán học Việt Nam”, GS Cường kể. 

Ngoài GS Tứ và GS Cường, những người anh em trong gia đình họ Nguyễn ở Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh cũng đều gắn bó với công việc nghiên cứu khoa học hoặc dạy học. 

Chỉ duy nhất người anh cả Nguyễn Đinh Thiên học văn và sau này trở thành giáo viên dạy văn, còn lại đều theo học kỹ thuật, làm nghiên cứu toán học hoặc vật lý. “Nhà có 6 anh em trai thì có 2 người theo toán còn 2 người học về vật lý”, GS Cường cho hay. 

Nói về thân phụ của mình, GS Cường chia sẻ: “Ông từng học trường Quốc học Huế và học rất giỏi. Nhưng không may, ông nội ông mất sớm nên việc học của cha ông dở dang. Sau đó, ông làm tới chức đốc học tại Bình Đình (tương đương với giám đốc sở GD hiện nay). Những người lớn tuổi ở Bình Định lúc trước vẫn gọi ông là thầy", GS Cường kể. 

Sau khi cách mạng thành công, thân phụ GS Cường chuyển về làm việc tại Ty GD Hà Tĩnh và Ty GD Nghệ An. Cuối đời, ông đảm nhận vai trò hiệu trưởng Trường Sư phạm miền núi Nghệ An cho đến khi về hưu.

GS Cường tâm sự thêm về gia đình nhỏ của mình rằng: “Con gái đầu hiện là giảng viên Trường ĐH Quốc tế chuyên ngành sinh học. Người con gái thứ 2, sinh năm 1984 hiện đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đức chuyên ngành y sinh”.

GS Cường nói, dù 2 con đều không theo ngành toán nhưng ông không hề cảm thấy chạnh lòng. Trái lại, ông hạnh phúc khi các con được sống đúng với đam mê, hoài bão của mình.