Đời sống

Thông tin về dân tộc duy nhất ở Việt Nam có tục lệ nam giới cứ đến 12 tuổi là phải đi tu

Người Khmer là tộc người thiểu số trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số của tộc người này hơn 1,2 triệu, phân bố ở nhiều tỉnh thành thuộc Nam Bộ nhưng tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có nhiều người Khmer cư trú là: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tây Ninh, TP HCM. 

Thong-tin-ve-dan-toc-duy-nhat-o-viet-nam-co-tuc-le-nam-gioi-cu-den-12-tuoi-la-di-tu

Theo tài liệu về văn hóa các dân tộc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người con trai Khmer từ tuổi 12 trở lên sẽ được gia đình cho vào chùa tu để được học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức để xứng danh với gia đình và xã hội. 

Thong-tin-ve-dan-toc-duy-nhat-o-viet-nam-co-tuc-le-nam-gioi-cu-den-12-tuoi-la-di-tu

Được biết, đi tu được coi như một nghĩa vụ xã hội của nam giới Khmer. Trường hợp chàng trai nào không đi tu sẽ bị xã hội và gia đình cho là bất hiếu, lớn lên khó lấy vợ. Do người con gái Khmer đến tuổi lấy chồng thường chọn những chàng trai đã qua tu luyện trong chùa, hoàn tục. Họ quan niệm, những người này đã hoàn thành nghĩa vụ và học được cách làm người, biết chữ nghĩa, được xã hội trọng vọng.

Thong-tin-ve-dan-toc-duy-nhat-o-viet-nam-co-tuc-le-nam-gioi-cu-den-12-tuoi-la-di-tu

Theo cuốn Người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam (năm 2011) người con trai Khmer sau lễ thọ thập giới sẽ mặc áo cà sa và trở thành người tu hành bậc Sadi. Từ đây, cha mẹ phải lạy khi gặp mặt. Thậm chí, mỗi khi về nhà chơi cha mẹ phải dâng cơm vì Sadi là đại diện của Phật chứ không là con trai họ nữa. 

Theo tục lệ, đến năm 20 tuổi, các Sadi sẽ được làm lễ để tu tiếp lên hoặc xin hoàn tục trở về đời thường lấy vợ, làm ăn nếu thấy mình đã hết phước tu. Thời gian tu học cũng được coi là điều kiện để một chàng trai lọt vào mắt xanh của những cô gái đến tuổi kén chồng, một dấu hiệu trưởng thành để bước vào hôn nhân. 

Thong-tin-ve-dan-toc-duy-nhat-o-viet-nam-co-tuc-le-nam-gioi-cu-den-12-tuoi-la-di-tu

“Con nhà anh/chị có đi tu?” , “Tu được bao lâu?” là câu hỏi cửa miệng trong xã hội truyền thống của người Khmer, nhất là trong trường hợp nhà trai muốn hỏi cưới dâu. Điều này cho thấy vị trí của người từng đi tu trong xã hội của người Khmer là rất cao. Người đã từng đi tu, được xem là một Phật tử thuần thành, tiếng Khmer gọi là Ontích. Các Ontích thường được mời làm chủ lễ trong các hoạt động văn hóa, tôn giáo trong phum, sóc.

 

Mưu sĩ tài giỏi nhất Tam Quốc: Túc trí đa mưu, liệu sự như thần, được Tào Tháo hết mực trọng dụng

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, ông có tài năng vượt trội hơn cả Gia Cát Lượng, được xem là đệ nhất mưu sĩ thời Tam quốc. Dù kém nổi tiếng hơn Khổng Minh nhưng ông lại có nhiều mưu kế ‘xuất quỷ nhập thần’ và được Tào Tháo vô cùng trọng dụng.