Mưu sĩ tài giỏi nhất Tam Quốc: Túc trí đa mưu, liệu sự như thần, được Tào Tháo hết mực trọng dụng
Vào thời Tam Quốc, xuất hiện không ít nhân vật tài giỏi, túc trí đa mưu, liệu sự như thần, phò tá các bậc anh hùng hào kiệt, xây dựng thế lực hùng mạnh. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Gia Cát Lượng là mưu sĩ nổi tiếng nhất nhưng Giả Hủ mới là đệ nhất mưu sĩ thời Tam quốc, có nhiều mưu kế “xuất quỷ nhập thần”.
Giả Hủ (147 – 223), tự là Văn Hòa, ông sinh ra ở huyện Cô Tang, quận Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ban đầu, ông là quân sư dưới trướng Đổng Trác. Sau khi Đổng Trác bị đánh bại, ông theo hiến kế cho Lý Thôi (còn gọi Lý Giác) - một vị tướng dũng mãnh nhưng thiếu kinh nghiệm tập hợp quân đội đánh bại Lã Bố để chiếm lấy Trường An.
Không chỉ thế, Giả Hủ đưa ra mưu kế xuất sắc giúp Trương Tú đánh bại đội quân của Tào Tháo. Ông cũng chính là người đã từng khuyên Trương Tú đầu quân cho Tào Tháo. Bởi lẽ Giả Hủ biết rằng, Tào Tháo sẽ sớm trở thành thế lực lớn thời Tam quốc nên việc phò tá ông sẽ là con đường tốt nhất để thể hiện bản lĩnh của mình.
Trong giai đoạn đầu quân cho Tào Tháo, Giả Hủ thông minh, tài trí, hiểu người như thần nên có thể điềm tĩnh phân tích thời cục thiên hạ trong cảnh loạn lạc. Cũng nhờ vậy mà ông giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở trận Quan Độ.
Có lần, Giả Hủ còn khuyên Tào Tháo không nên đánh Đông Ngô nhưng bất thành. Cuối cùng, Tào Tháo nhận lấy thất bại to lớn trong trận Xích Bích trước quân Đông Ngô.
Vào thời điểm quân Tây Lương do tướng Mã Siêu và Hàn Toại cầm đầu tấn cống quân Tào Ngụy ở Đồng Quan, Giả Hủ đã hiến kế cho Tào Tháo ly gián kẻ thù. Với sách tài tình này, lực lượng của Tào Tháo giành được chiến thắng trong chiến dịch Đồng Quan.
Giả Hủ dốc lòng phò tá Tào Tháo, ủng hộ Tào Phi và đứng hàng thứ ba trong tam công. Sau khi Tào Tháo qua đời vào năm 220, Giả Hủ tiếp tục phục vụ cho Tào Nguỵ. Đến năm 224 (thời Nguỵ Văn Đế), ông qua đời ở tuổi 77 do tuổi cao sức yếu. Ông được Tào Phi truy phong là Tiêu hầu vì những đóng góp to lớn cho nhà họ Tào.
Theo các chuyên gia về lịch sử, việc Giả Hủ có thể bình an đến cuối đời dù phục vụ cho Tào Tháo, vị quân chủ nổi tiếng đa nghi là điều vô cùng đáng nể. Điều này cũng phần nào chứng minh sự đa mưu túc trí của mưu sĩ họ Giả.
Danh tính nhà giáo văn võ song toàn, có học trò là hai hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử Việt Nam
Không chỉ là một võ sư, ông còn là nhà giáo nổi tiếng trong sử Việt khi có tới hai người học trò về sau trở thành hoàng đế, điển hình là vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ngoài ra, ông còn góp công đào tạo nên những viên tướng, quan văn xuất sắc.