Mỹ nhân bậc nhất của phủ chúa: Từ thôn nữ hái chè thành Tuyên phi khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ
Đặng Thị Huệ - một phi tần của chúa Trịnh Sâm, bà là một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ Đặng Thị Huệ sinh năm nào, chỉ biết bà mất năm 1783.
Bà sinh ra trong một gia đình thường dân nghèo khổ ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ chỉ là một nữ tỳ.
Tương truyền, Đặng Thị Huệ mắt phượng mày ngài, thắt đáy lưng ong. Khi mới được tuyển vào cung chỉ là một nữ tì làm các việc hầu hạ khổ nhọc. Một hôm Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước nơi chúa ngồi. Trịnh Sâm nhìn thấy bà rất bằng lòng, bèn ân ái với bà. Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung của mình, gọi là Tuyên Phi.
Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ lại sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán (1777-1782), nên càng được chúa sủng ái, lập làm Tuyên Phi. Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai.
Đặng Thị Huệ có người em là Đặng Lân nhờ cậy thế chị làm nhiều điều bại hoại trong kinh thành. Lân giết chết nội giám là Sử thọ hầu khi không được vào động phòng với con gái của Tĩnh vương vì chưa đủ tuổi.
Lân phạm tội tày đình với con gái của Trịnh Sâm nhưng Chúa vẫn tha không bắt tội là bởi vì Trịnh Sâm quá si mê Tuyên Phi. Cũng vì bị Tuyên Phi ngày đêm than khóc mà Trịnh Sâm vốn là một người con chí hiếu đã cãi mẹ để làm chuyện phế trưởng lập thứ.
Trịnh Sâm sau đó đã phế bỏ ngôi thế tử của Trịnh Tông để lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Chính vì thế mới tạo ra mầm mống bất ổn giữa phe Trịnh Tông và Trịnh Cán. Sau này, phe kiêu binh diệt Cán, phù Tông lên ngôi Chúa nhưng lại cậy công làm náo loạn kinh thành. Cơ đồ vững chắc nhà Trịnh vì thế mà tiêu tan.
Danh tính tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam: Có nỗi oan 150 năm và từng bị đục tên khỏi bia tiến sĩ
Năm 1867, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, cụ đã tuyệt thực trong 17 ngày trước khi quyên sinh. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị.