Danh tính vị chúa Nguyễn giúp thủy quân người Việt lần đầu đánh bại hạm đội của châu Âu trên biển
Nguyễn Phúc Lan (1601) là con trai thứ của chúa sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Năm 1635, chúa Sãi mất, Phúc Lan lên thay, trở thành vị chúa thứ ba của chính quyền Đàng Trong, được người thời bấy giờ gọi là chúa Thượng.
Năm 1644, được quân tuần biển báo tin Hà Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn, chúa Nguyễn Phúc Lan tập trung quần thần lấy ý kiến. Chúa hỏi một người Hà Lan đang giúp việc cho chúa. Người ấy tự phụ trả lời: “Tầu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôi”.
Nghe vậy, Nguyễn Phúc Lan cảm thấy bị xúc phạm, đích thân ông thân chinh tới cửa Eo, chỉ huy thuỷ quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hà Lan. Dù tàu Hà Lan to lớn, tân tiến, đại bác bắn ra xối xả nhưng bốn bề đều bị tấn công.
Nhờ thuyền nhỏ cơ động, nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, thuyền chúa Nguyễn vẫn bao vây tấn công vào tàu Hà Lan quyết liệt khiến quân thù kinh hoàng tột độ. Thuyền địch rơi vào thảm cảnh: Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả đoàn thuỷ thủ và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ 3 lớn nhất chống cự lại, các thuỷ quân chúa Nguyễn bám sát tàu bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gẫy cột buồm.
Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hà Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hoả thiêu chết la liệt trên biển. Có 7 tên trên tàu nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.
Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tên tù binh đến trước mặt người Hà Lan nói: Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ. Chiến thắng trước Hà Lan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Lan là lần đầu tiên thủy quân Việt Nam đánh thắng một lực lượng thủy quân từ châu Âu.
Danh tính tiến sĩ đầu tiên ở miền Nam: Có nỗi oan 150 năm và từng bị đục tên khỏi bia tiến sĩ
Năm 1867, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, cụ đã tuyệt thực trong 17 ngày trước khi quyên sinh. Cụ còn bị xóa hết phẩm hàm, đục bỏ tên trên bia tiến sĩ. Mãi đến năm 1886, cụ mới được khôi phục lại chức vị.