Đời sống

Thông tin về trường hợp nam bệnh nhân ở Hà Tĩnh nghi mắc bạch hầu

Thông tin về trường hợp nam bệnh nhân ở Hà Tĩnh nghi mắc bạch hầu

Tại đây, bệnh nhân được nội soi tai mũi họng có giả mạc màu nâu, bám dính, dễ chảy máu, không gây chèn đường thở. Các sĩ tại bệnh viện chẩn đoán theo dõi bạch hầu.

Mới đây, vào ngày 10/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã làm thủ tục chuyển ông P.H.D. (56 tuổi, ngụ tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vào ngày 16h30 ngày 9/7.

Theo hồ sơ bệnh án, cách đây 5 ngày, ông D. từ Đắk Lắk về Hà Tĩnh. Khoảng  4 ngày sau, ông bị đau rát họng, đau cổ, ngứa niêm mạc mắt, không sốt, không nôn, đại tiểu tiện bình thường.

Thong-tin-ve-truong-hop-nam-benh-nhan-o-ha-tinh-nghi-mac-bach-hau

Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện tuyến dưới để điều trị. Tuy nhiên, do bệnh cải thiện ít, còn đau họng nhiều nên được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khám và điều trị.

Tại đây, ông D. được nội soi tai mũi họng cho kết quả có giả mạc màu nâu, bám dính, dễ chảy máu, không gây chèn đường thở. Từ cách dấu hiệu này, các bác sĩ chẩn đoán cần theo dõi bạch hầu.

Đến 16h30 ngày 9/7, ông D. tiếp tục được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương để xét nghiệm khẳng định bệnh và điều trị. Vào thời điểm này, bệnh nhân huyết động ổn định, không khó thở.

Thong-tin-ve-truong-hop-nam-benh-nhan-o-ha-tinh-nghi-mac-bach-hau-5

Vào sáng ngày 10/7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Chí Thanh - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh, cho biết qua các biểu hiện và kết quả nội soi ban đầu, bệnh nhân D. nghi bị bạch hầu. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất cần đợi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương làm các xét nghiệm để khẳng định.

Trong lúc chờ đợi kết quả xét nghiệm của bệnh nhân D. thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức điều tra dịch tễ, thống kê những người có tiếp xúc với bệnh nhân. Nếu trường hợp bệnh nhân D. xét nghiệm dương tính với bạch hầu thì những người tiếp xúc sẽ được triển khai các biện pháp cách ly và sử dụng thuốc dự phòng.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người mang mầm bệnh. Vi khuẩn cũng có thể lây truyền qua các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh, xâm nhập qua da bị tổn thương. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần trước khi bắt đầu lây nhiễm cho người khác.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu sẽ tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Thong-tin-ve-truong-hop-nam-benh-nhan-o-ha-tinh-nghi-mac-bach-hau

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.