Thông tin quan trọng về mức đóng BHXH bắt buộc nên biết trong tháng 8/2023 cùng một số lưu ý
Bảo hiểm xã hội bao gồm quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ).
Trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%. Trường hợp tính gộp để người lao động đóng hết 32% là hoàn toàn không đúng với quy định.
Vào năm 2022, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tiền lương bình quân đóng BHXH của hơn 17 triệu người tham gia BHXH bắt buộc là 5,73 triệu đồng. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, mức thu nhập bình quân nhóm đối tượng làm công ăn lương là 7,54 triệu đồng/tháng. Mức đóng BHXH bình quân hằng tháng bằng khoảng 75 - 76% mức thu nhập bình quân thực tế.
Có doanh nghiệp trả tổng thu nhập cho người lao động 20 - 30 triệu đồng/tháng nhưng đóng BHXH theo mức lương 5-6 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của người lao động, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già.
Sẽ có 5 trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, nhóm hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có nhiều ý kiến khác nhau thuộc về nhóm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, dự luật quy định các trường hợp được nhận BHXH một lần tại Điều 77, gồm 5 nhóm:
- Người lao động tham gia BHXH đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH (để nhận lương hưu hằng tháng), không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để đủ điều kiện nhận lương hưu). Ngoài ra, trong quá trình tham gia BHXH người tham gia chết, người thân sẽ được chọn nhận trợ cấp tuất hằng tháng hoặc nhận một lần do người thân chọn, không có sự phân biệt.
- Người lao động ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, gồm ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế nhưng không thuộc các trường hợp trên.
- Người làm trong quân đội, công an (sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, binh sĩ, chiến sĩ…) người làm công tác cơ yếu, dân quân thường trực khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện, chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Riêng với nhóm người lao động tham gia BHXH bắt buộc, sau nghỉ việc 12 tháng không tiếp tục tham gia BHXH (cả bắt buộc và tự nguyện, không thuộc các nhóm kể trên), có tiếp tục được rút BHXH một lần hay không vẫn còn nhiều ý kiến, nhiều phương án khác nhau đưa vào Dự thảo Luật BHXH sửa đổi lần này.
Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) hoàn thiện các bước cuối cùng để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp cuối năm nay (dự kiến thông qua năm 2024, có hiệu lực từ năm 2025).
5 trường hợp sẽ phải đóng tiền phạt từ 4-6 triệu liên quan tới CCCD gắn chíp, một số điều cần lưu ý
Để tránh việc phải đóng phạt từ 4-6 triệu đồng vì các vấn đề liên quan tới CCCD gắn chíp, bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.