5 trường hợp sẽ phải đóng tiền phạt từ 4-6 triệu liên quan tới CCCD gắn chíp, một số điều cần lưu ý
Thẻ căn cước công dân gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về nhân thân và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Điều 19 Luật CCCD, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi là được cấp thẻ CCCD.
Theo Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, 5 trường hợp dưới đây dù đã có CCCD gắn chip vẫn bị phạt từ 4-6 triệu đồng:
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố CCCD.
- Mua, bán, thuê, cho thuê CCCD.
- Mượn, cho mượn CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Làm giả CCCD.
- Sử dụng CCCD giả.
Bên cạnh đó, công dân cần lưu ý không nên sử dụng CMND cũ để khi thực hiện các giao dịch, thủ tục hành chính. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 144 năm 2022, khi đổi CMND sang CCCD gắn chip, CMND cũ sẽ không còn giá trị sử dụng nữa. Vậy nên cá nhân nào cố tình vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Không chỉ thế, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Vì thế, để tránh gặp phải những rắc rối, tranh chấp sau này, người dân chỉ nên dùng duy nhất thẻ CCCD này trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin.
Bộ Công an cho biết, tính đến 22/12/2022, toàn quốc đã phê duyệt hơn 17 triệu tài khoản định danh điện tử cho công dân, cấp hơn 76,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip.
Ứng dụng căn cước công dân gắn chip tích hợp thông tin thẻ BHYT phục vụ khám chữa bệnh tại 94% cơ sở y tế trên toàn quốc, tiết kiệm tiền in thẻ BHYT giấy 24,7 tỉ đồng so với năm 2021.
3 năm sinh cần chuẩn bị đóng tiền phạt nếu không đi làm CCCD gắn chip trước tháng 8/2023
Nếu thuộc 3 năm sinh dưới đây, bạn cần nhanh chóng đi làm CCCD mới trước tháng 8/203 để tránh bị phạt.