Lý do các công chúa nhà Thanh phần lớn đều chết trẻ: Có 6 con gái thì 5 người mất khoảng từ 1-6 tuổi
Kể từ giai đoạn nhà Thanh tiến vào làm chủ trung nguyên, đường con cái của các hoàng đế lại trở thành chủ đề được nhiều người bàn tán. Bởi phần lớn các công chúa đề qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ.
Vị vua thứ 3 và cũng là vị vua đầu tiên ngự trị ở trung nguyên, có 6 con gái thì 5 người mất trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi. Người duy nhất trưởng thành là Hòa Thạc Cung Khác Trưởng Công chúa cũng chỉ hưởng dương 31 năm.
Đến thời Hoàng đế Khang Hy, có 20 người con gái nhưng chỉ có 8 người sống đến tuổi thành niên, trong đó chỉ 3 người qua được ngưỡng tứ tuần. Tuổi thọ trung bình của các con gái vị vua này là 16.
Tại thời cai trị của Hoàng đế Ung Chính, có 4 con gái nhưng chỉ có một người sống đến lúc trưởng thành, nhưng cũng qua đời ở tuổi 22. Người kế vị ông, Hoàng đế Càn Long, sinh được 10 công chúa thì một nửa mất khi còn thơ ấu hoặc vị thành niên. Còn 5 người được nuôi lớn thì chỉ 2 người qua được ngưỡng 40 tuổi.
Đến đời Gia Khánh, 7 trong số 9 công chúa chết trước tuổi thành niên, 2 người còn lại không kịp đón sinh nhật lần thứ 30. Vua kế vị ông - Đạo Quang, có 10 công chúa thì chỉ 5 người được nuôi lớn, một người duy nhất sống qua tuổi tứ tuần.
Lý giải về điều này, các nhà khoa học cho rằng, giai đoạn trước khi nhà Thanh làm chủ trung nguyên, đa số các công chúa có cuộc sống lành mạnh, phóng khoáng của người du mục thảo nguyên. Họ dành phần lớn thời gian cưỡi ngựa, bắn cung, tự do bay nhảy giữa đất trời bao la. Chính vì thế, các công chúa lớn lên mạnh khỏe, cộng với điều kiện vật chất tốt nên có thể sống khá lâu.
Đến khi nhà Thanh làm chủ, các công chúa đều sống trong Tử cấm thành ở Bắc Kinh, bị ràng buộc bởi cung quy. Đa số họ đều được chăm bẵm thái quá, cách biệt với thiên nhiên và thế giới bên ngoài, cực kỳ ít vận động nên khó khỏe mạnh.
Không chỉ thế, các hoàng hậu hay tần phí cũng chịu cảnh bị cấm túc tương tự. Thậm chí còn phải sống trong thấp thỏm, từng giờ từng phút phải cẩn trọng giữ mình nên rất nhiều đứa trẻ đã yếu ớt từ khi là bào thai, sau khi sinh ra có sức đề kháng với bệnh tật rất thấp.
Nói về trường hợp một số công chúa dù đã vượt qua được giai đoạn non nớt để trưởng thành nhưng vẫn không chạm được tuổi thọ cao, các chuyên gia cho biết: “Tuy đời sống vật chất không thiếu thứ gì, có thể nói là xa hoa tột độ nhưng các công chúa nhà Thanh vẫn phải sống theo những khuôn phép, nghĩa vụ được ấn định cho họ.
Điều mà họ sợ nhất là bị gả đi các vùng đất xa xôi như Mông Cổ, nhưng đó lại là số phận của rất nhiều người trong số họ, do chính sách Mông - Mãn liên hôn để giữ ổn định biên cương của Thanh triều. Hoàng Thái Cực từng gả 10 trong số 14 con gái cho người Mông Cổ; Khang Hy cũng gả phần lớn các con gái cho các vương công nước này.
Được chồng đón về vì mục đích chính trị, lại ở xứ sở xa xôi, khuất mắt phụ hoàng, họ rất dễ chịu cảnh dù là chính thê nhưng vị thế thực sự không bằng các sủng thiếp. Đó là chưa kể sự khác biệt về khí hậu, nếp sống, sự cô đơn vì thiếu vắng người thân và vì cảm giác mình là người ngoài khiến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều sa sút, tuổi thọ khó mà kéo dài”.
Mãi đến thời Càn Long, khi gả Cố Luân Hòa Kính Công chúa cho Thân vương tộc Khoa Nhĩ Thấm của Mông Cổ, ông ra lệnh xây phủ đệ cho đôi vợ chồng trẻ và lưu lại kinh sư. Đây là tiền lệ để từ đó, các công chúa dù gả cho người Mông Cổ nhưng vẫn có thể sống phần lớn thời gian ở kinh thành.
Hé lộ lý do máy bay bị sét đánh trúng trên không trung vẫn không bị ảnh hưởng
Nếu gặp phải trường hợp bị sét đánh trúng, máy bay vẫn di chuyển bình thường theo đường bay đã quy định. Dù cho 1 lần bị sét đánh sẽ tương đương với luồng điện mạnh đến hàng tỷ joules.