Đời sống

Cách chọn người kế vị ‘có một không hai’ của Càn Long và hé lộ lý do con trai thứ được lên ngôi vua

Để hiểu được lý do Càn Long chọn người con thứ làm vua, mời độc giả tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Càn Long tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (1711) là người kế vị của hoàng đế Ung Chính, dù chỉ là con thứ. Mẹ của Hoằng Lịch, ban đầu cũng không được lập làm hoàng hậu.

Cach-chon-nguoi-ke-vi-co-mot-khong-hai-cua-can-long-va-he-lo-ly-do-con-trai-thu-duoc-len-ngoi-vua
Vua Càn Long

Theo ghi chép của lịch sử, Càn Long từng trải qua sự kiện “Cửu tử đoạt đích” tranh giành quyền lực với chính anh em của mình. Vậy nên, để tránh các con phải đấu đá lẫn nhau, ông đã viết chỉ dụ truyền ngôi rồi đặt vào một chiếc hộp, giấu sau tấm biển “chính đại quang minh” ở trên ngai vàng ở Càn Thanh cung.

Về vấn đề lập thái tử, Càn Long chịu nhiều áp lực phía các quan đại thần. Sở dĩ họ làm như vậy là để chọn phe cánh và tìm lợi ích cho mình. Chính vì thế, Càn Long quyết định dùng bao lì xì để tìm thái tử bằng.

Cach-chon-nguoi-ke-vi-co-mot-khong-hai-cua-can-long-va-he-lo-ly-do-con-trai-thu-duoc-len-ngoi-vua-1
Càn Long quyết định dùng bao lì xì để tìm thái tử bằng bao lì xì

Sinh thời, Càn Long có hơn 40 người vợ, với 17 hoàng tử và 10 công chúa. Trong 17 vị hoàng tử, có 7 người đều chưa tới 10 tuổi đã qua đời do bệnh nặng, gồm Vĩnh Liễn, Vĩnh Tông, Vĩnh Tinh, Vĩnh Lộc và 3 người chết yểu. Còn Vĩnh Thành và Vĩnh Dung đã được ông quá kế cho anh em họ làm con.

Sau đó không lâu, Vĩnh Hoàng, Vĩnh Chương, Vĩnh Kỳ đều lần lượt qua đời nên Càn Long chỉ có thể lựa chọn người kế vị trong số 5 người con còn lại. Và để tránh được bi kịch tranh giành hoàng vị, ông tuyên bố trước mặt các quan đại thần rằng khi đủ 60 năm tại vị ông sẽ chọn thái tử.

Cach-chon-nguoi-ke-vi-co-mot-khong-hai-cua-can-long-va-he-lo-ly-do-con-trai-thu-duoc-len-ngoi-vua-4
Các con của vua Càn Long

Sau nhiều năm, đến Tết Nguyên đán năm đó, Càn Long triệu tập con cháu tới cùng nhau ăn bữa cơm tất niên và đón giao thừa. Khi mọi người có mặt đầy đủ, ông bắt đầu phát lì xì viết sẵn tên từng người. Duy chỉ có Thập ngũ a ca Vĩnh Diễm là không được nhận lì xì.

Cach-chon-nguoi-ke-vi-co-mot-khong-hai-cua-can-long-va-he-lo-ly-do-con-trai-thu-duoc-len-ngoi-vua-2
Vĩnh Diễm

Trước diễn biến này, mọi người đều chỉ trỏ, rì rầm bàn tán không ngừng. Bản thân Vĩnh Diễm cũng cảm thấy rất buồn và tủi thân. Thấy vậy, Càn Long đã lên tiếng giải thích rằng: “Vĩnh Diễm, sở dĩ ta không lì xì cho con bởi vì cả thiên hạ đều là của con, con cần chút tiền kia làm gì?”.

Sau khi nghe lời tuyên bố trên, các đã nhao nhao phản đối việc nhà vua chọn Vĩnh Diễm làm người kế vị. Lý lẽ họ đưa ra là Vĩnh Diễm không phải con trưởng. Hơn nữa, mẹ của Vĩnh Diễm là Lệnh Ý Hoàng quý phi có xuất thân chỉ là một nô tì.

Mặc dù vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các đại thần nhưng Càn Long quyết không thay đổi quyết định này. Vĩnh Diễm lên ngôi và lấy niên hiệu là Gia Khánh và ông được gọi là Gia Khánh đế.

Bàn về lý do Càn Long lựa chọn Vĩnh Diễm làm người kế thừa ngai vàng, các nhà sử học cho rằng:

- Thứ nhất, phạm vi lựa chọn ít. Trong số 5 hoàng tử còn lại, Thập thất a ca còn quá nhỏ không thích hợp làm trữ quân.

Vĩnh Tuyền là người lớn tuổi nhất, đặc biệt tinh thông về thư họa. Nhưng, tính cách của vị hoàng tử này hời hợt, cẩu thả, phóng túng và đam mê tửu sắc. Vĩnh Lân từ nhỏ không thích học hành, tính cách bồng bột, hấp tấp, hành vi bất nhã và bản thân cũng không hề có ý muốn làm hoàng đế.

Vĩnh Tinh tuy giỏi thư pháp nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn. Vĩnh Cơ có tài trí hơn người nhưng lại là con trai của Kế Hoàng hậu - người bị Càn Long ghẻ lạnh. Do đó, Vĩnh Diễm với tính cách hướng nội, thật thà, coi trọng nhân hiếu là người phù hợp để Càn Long chọn.

- Thứ hai, Càn Long không muốn từ bỏ quyền lực. Càn Long bề ngoài chọn cách tự nguyện thoái vị và lên làm thái thượng hoàng. Ông cũng qua đời 3 năm sau khi thoái vị. Tuy nhiên, trong 3 năm này Càn Long không thực sự nghỉ ngơi mà vẫn nắm giữ quyền lực của Thanh triều.

Hơn nữa, dù được chọn làm vua nhưng Vĩnh Diễm chỉ quản một số việc nhỏ, mọi việc lớn đều phải hỏi ý kiến của Càn Long. Điều này thể hiện rõ trong chiếu chỉ tuyên bố thoái vị của Càn Long: “Trẫm tuy thoái vị nhưng những việc quân cơ quan trọng của triều đình thì vẫn cần phải đến hỏi ý kiến của Trẫm”.