Đời sống

Chiếc chăn liệm của hoàng đế Càn Long ẩn chứa bí mật gì mà có giá trị lên đến gần 450 tỷ?

Những món đồ gắn với hoàng đế Càn Long đều được giới mê đồ cổ săn lùng, sẵn sàng chi rất nhiều tiền để được sở hữu. 

Càn Long là vị vua ăn chơi khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Chính vì thế ngay cả khi mất đi, những món đồ tuẫn táng theo vị hoàng đế này cũng đều phải là hàng thượng phẩm. Người ta từng ghi nhận rằng chiếc chăn liệm của ông từng có người bỏ ra gần 450 tỷ để sở hữu. Câu chuyện xoay quanh món đồ này cũng cực kì thú vị và hấp dẫn. 

Chiếc chăn liệm của Càn Long từng bị Tôn Điện Anh vứt bỏ không thương tiếc và được Phổ Nghi cất giữ 

Theo đó, chăn liệm của Càn Long là chăn Đà La Ni Kinh - loại chăn làm từ vải lụa trắng, dệt kim, đính ngọc ngà châu báu đá quý, in các mật ngữ chân ngôn của các Chư Phật Bồ Tát và danh hiệu công đức của Kim Cương Lực Sĩ lên trên để xóa tội tạo phúc cho người mất. Chỉ có hoàng đế và phi tần từ cấp Quý Nhân trở lên mới có tư cách đắp chăn này khi qua đời. Còn các Vương công đại thần khác khi mất đi muốn được dùng loại chăn này thì nộp đơn xin triều đình để hoàng đế xem có đủ quy cách hay không mới được ban cho chăn Đà La Ni Kinh.

Trưng bày chiếc chăn liệm của Càn Long

Tôn Điện Anh - lãnh chúa quân phiệt khét tiếng thời Trung Hoa Dân Quốc - khi trộm mộ của Càn Long đã thẳng tay gỡ hết vàng bạc châu báu trên chiếc chăn Đà La Ni Kinh ra rồi vứt chăn lăn lóc trên mặt đất. Một kẻ thô tục, vô văn hóa như họ Tô không thể hiểu hết được giá trị ẩn giấu bên trong chiếc chăn đặc biệt này. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì ngoài chăn liệm, hắn còn xé nát không ít các bức danh họa, thậm chí sai người gõ vụn răng của Càn Long để lấy viên ngọc vàng trong miệng ông ra. 

Sau khi sự việc Tôn Điện Anh trộm mộ bị truyền ra, Phổ Nghi hận hắn tới tận xương tủy nhưng sức cùng lực kiệt, chỉ có thể sai người thu dọn lại huyệt mộ của vua Càn Long, gom những châu báu còn rớt lại cùng chiếc chăn liệm để cất "làm kỷ niệm". Phải đến năm 2005, chiếc chăn liệm này mới xuất hiện trở lại trong một buổi đấu giá. Tuy nhiên khi đó nó được giấu trong một chiếc áo cà sa nên không nhiều người biết được giá trị thực sự. Một người đàn ông họ Trần nghi ngờ về sự bí ẩn bên trong chiếc áo cà sa nên đã bỏ ra 90.000 NDT để sở hữu nó. 

Các chuyên gia xem xét chiếc chăn liệm của Càn Long

Sau khi rạch áo cà sa ra, ông Trần ngỡ ngàng khi phát hiện ra chiếc chăn Đà La Ni Kinh này. Trong buổi đấu giá năm 2008, chiếc chăn được ông Tần sang nhượng thành công cho một người phụ nữ cầm biển số 15 với số tiền 65,5 triệu NDT (khoảng 227 tỷ đồng). 2 năm sau đó, trong phiên đấu giá công khai, chăn liệm của Càn Long được đấu giá thành công với số tiền 130 triệu NDT (khoảng 450 tỷ đồng). 

Sau khi nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng, hậu thế phải trầm trồ trước sự kì công khi tạo ra chiếc chăn liệm của Càn Long. Chiếc chăn Đà La Ni Kinh này dài 2000mm, rộng khoảng 1380mm, sử dụng nghệ thuật Khắc Ti (một nghệ thuật dệt truyền thống của Trung Quốc), chất liệu chủ yếu là lông cừu của Tạng Linh Dương, lông nai và tơ tằm. Chỉ riêng việc thu thập lông cừu của Tạng Linh Dương đã tốn 3-5 năm mới có thể thu thập xong, 2 người khắc ti nhanh nhất cũng phải 3 năm mới hoàn thành. Sự độc nhất vô nhị cùng ý nghĩa lịch sử to lớn chính là điều cốt yếu khiến cho giá trị của chiếc chăn liệm của Càn Long chỉ có tăng chứ không bao giờ giảm.