Ông Trump tuyên bố về thời điểm Ukraine và Nga ngừng bắn, Kiev lập tức có động thái gây sốc?
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố về thời gian Ukraine và Nga dự kiến đạt thỏa thuận hoàn ngừng bắn, phía Kiev có những chia sẻ gây chú ý.
Mới đây, ông Andrey Melnik - Đại diện thường trực Ukraine tại Liên hợp quốc đã kêu gọi Đức viện trợ 30% kho thiết giáp, máy bay quân sự cho Kiev. Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh các nước EU đang nỗ lực tìm cách tăng số lượng vũ khí hỗ trợ cho Ukraine.

Theo đó, ông Andrey Melnik đã chủ động gửi một bức thư ngỏ đăng trên báo Welt am Sonntag tới ông Friedrich Merz (người dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng Đức tiếp theo).
“Hòa bình nằm trong tay các ngài, những người kiến tạo hòa bình, để chấm dứt cuộc chiến này trước cuối năm 2025”, ông Melnik nhấn mạnh.
Không chỉ thế, đại diện thường trực Ukraine tại Liên hợp quốc còn đề xuất hàng loạt biện pháp mà ông Merz cần thực hiện nhằm buộc Tổng thống Nga Putin phải ký đi đến thỏa thuận hòa bình với Ukraine.
Ông Melnik cho rằng, Đức nên viện trợ 30% số khí tài của Bundeswehr (quân đội liên bang) cho Kiev. Bao gồm khoảng 45 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, 30 máy bay Tornado, 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, cùng 115 xe chiến đấu bộ binh Puma và 130 xe Marder.
Đồng thời, ông Melnik còn đứng ra kêu gọi Đức không nên để tâm đến “những phản đối dự kiến” từ đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Thay vào đó, Berlin nên gửi 150 tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine.
Trước đó, Đảng SPD đã phản đối việc chuyển giao tên lửa Taurus vì lo ngại sẽ “thổi bùng” thêm căng thẳng giữa Ukraine và Nga. Hiện SPD và đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của ông Merz đang tiến hành đàm phán thành lập liên minh cầm quyền.
Đại diện thường trực Ukraine tại Liên hợp quốc còn kêu gọi Đức cam kết dành 0,5% GDP, tương đương khoảng 21,5 tỷ euro (24,5 tỷ USD) mỗi năm, cho viện trợ quân sự tới Ukraine đến năm 2029.
“Khoản tiền này nên được đầu tư vào việc sản xuất vũ khí hiện đại ngay tại Đức và Ukraine”, ông cho hay.
Ngoài ra, ông Melnik còn kêu gọi toàn bộ EU nên áp dụng mức chi 0,5% GDP này như một “tín hiệu cảnh báo nghiêm khắc” gửi tới Nga. Song đến nay, phía Đức và ông Merz chưa bình luận về đề xuất này của Đại diện thường trực Ukraine.
Thời gian gần đây, ông Friedrich Merz thể hiện thái độ cởi mở với việc chuyển giao tên lửa Taurus. Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải chỉ trích từ lãnh đạo SPD Matthias Miersch và Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius.

Ông Sergey Nechayev - Đại sứ Nga tại Đức lại nhận định rằng, việc Berlin cung cấp vũ khí cho Ukraine “sẽ không thay đổi cục diện chiến trường” nhưng sẽ khiến Đức bị lún sâu hơn vào cuộc xung đột.
Hơn nữa, chất lượng vũ khí của Đức tại Ukraine được cho là chưa thuyết phục trong thời gian qua. Vào ngày 10/4, báo Spiegel trích dẫn các tài liệu nội bộ của quân đội Đức, cho biết các đơn vị tiền tuyến Ukraine đang gặp khó khăn khi sử dụng nhiều hệ thống vũ khí do Đức viện trợ.
Cụ thể, binh sĩ Ukraine thường gặp phải liên quan tới kỹ thuật, thiếu phụ tùng thay thế và quy trình bảo dưỡng phức tạp. Mặc dù vũ khí Đức hiện đại nhưng lại đang hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt tại Ukraine, dẫn đến xuống cấp nhanh chóng.
Trong khi đó, vào ngày 20/4, trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump đã nói về thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine: “Tôi hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này. Khi đó, cả hai bên sẽ bắt đầu làm ăn lớn với Mỹ, một quốc gia thịnh vượng, và sẽ kiếm được rất nhiều tiền”.