Đời sống

Netizen phẫn nộ khi người bố một mực từ chối chu cấp cho con trai được thụ tinh trong ống nghiệm

Sau khi ly hôn, người đàn ông từ chối chu cấp vì cho rằng mình phải cha ruột đứa trẻ. Thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng, ai nấy đều bày tỏ sự bất bình và chê trách.

Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc bàn luận rôm rả về câu chuyện một người đàn ông từ chối chu cấp cho con, vì cho rằng đứa bé được thụ tinh trong ống nghiệm nên không cùng dòng máu với mình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn sinh con bằng thụ tinh ống nghiệm (IVF) đã được sự đồng thuận của hai vợ chồng.

Sau khi ly hôn, người đàn ông từ chối chu cấp vì cho rằng mình phải cha ruột đứa trẻ. Thông tin này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng, ai nấy đều bày tỏ sự bất bình và chê trách.

Theo thông tin từ Tòa án nhân dân Nghi Hưng, sau một thời gian cố gắng có con nhưng bất thành, Gia Khang (đã đổi tên) và vợ đã đi khám ở bệnh viện. Kết quả, bác sĩ cho biết Gia Khang không có khả năng làm cha nên cả hai quyết định thụ tinh ống nghiệm (IVF).

Đến tháng 4/2011, hai vợ chồng mừng rỡ chào đón con trai đầu lòng sau bao ngày mong ngóng. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc con cái, cả hai đã phát sinh không ít mâu thuẫn khiến mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng, lạnh nhạt.

Netizen-phan-no-khi-nguoi-bo-mot-muc-tu-choi-chu-cap-cho-con-trai-duoc-thi-tinh-trong-ong-nghiem-4

Do quá chán nản việc bất đồng quan điểm với vợ, Gia Khang quyết định ly hôn đơn phương. Sau khi xem xét, tòa án bác bỏ yêu cầu của anh vì cho rằng mọi thứ vẫn có thể cứu vãn.

Trước tình thế trên, Gia Khang và vợ chọn sống ly thân. Từ đó, người con trai do một tay người vợ chăm sóc, nuôi dưỡng. Đến tháng 7/2022, Gia Khang lại tiếp tục đệ đơn ly hôn vì cho rằng mình không phải cha ruột đứa bé. Thậm chí, anh ta còn cáo buộc con trai là kết quả từ một cuộc ngoại tình của vợ và từ chối chu cấp tiền nuôi con. 

Netizen-phan-no-khi-nguoi-bo-mot-muc-tu-choi-chu-cap-cho-con-trai-duoc-thi-tinh-trong-ong-nghiem-2

Thấy vậy, người vợ đã cung cấp kết quả xét nghiệm quan hệ cha con trong quá trình tố tụng. Kết quả, Tòa án Nhân dân Nghi Hưng chấp thuận ly hôn, trao quyền nuôi con cho người vợ và yêu cầu Gia Khang phải chu cấp hàng tháng. Phán quyết này dựa trên quy định trẻ em được thụ thai thông qua thụ tinh nhân tạo đồng thuận được coi là con hợp pháp của cặp vợ chồng. 

Câu chuyện trên nhanh chóng được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội Trung Quốc, ai nấy đều bày tỏ sự bất bình và không ngừng chỉ trích Gia Khang:

“Tại sao ngay từ đầu lại đồng ý làm IVF? Bây giờ anh ta chỉ muốn rũ bỏ trách nhiệm sau khi ly hôn”

“Đây vẫn là con của anh ta. Làm sao anh ta có thể từ chối chăm sóc cậu bé?” 

“Đứa trẻ tội nghiệp. Nếu giao cho bố thì sẽ bị đối xử tệ bạc”,…

Theo chia sẻ của Sun Ruoju - Phó Giáo sư Luật Hôn nhân tại Đại học Nhân dân: “Thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật Trung Quốc công nhận. Cho dù đó là thụ tinh bằng tinh trùng của chồng và trứng của vợ hay tinh trùng/trứng của bên thứ ba, sau khi cặp đôi ký cam kết và quá trình đó thành công, họ sẽ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ”.