Đời sống

Phía Nga có tuyên bố mới sau khi chính quyền của ông Biden nới lỏng hạn chế vũ khí tầm xa cho Ukraine

Sau khi chính quyền của ông Joe Biden quyết định cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine, phía Nga đã có những động thái đáp trả cụ thể.

Vào ngày 17/11, các kênh truyền thông uy tín của Mỹ đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS cho khả năng tấn công sâu bên trong nước Nga.

Phia-nga-vua-co-quyen-bo-moi-sau-khi-chinh-quyen-cua-ong-biden-quyet-dinh-cap-lai-vu-khi-cho-ukraine
Chính quyền của ông Biden quyết định cấp lại vũ khí cho Ukraine

Nói về quyết định trên của Tổng thống Mỹ, vào ngày 19/11, ông Dmitry Peskov - người phát ngôn của Điện Kremlin đã chia sẻ với hãng tin Tass rằng: “Những sửa đổi đã được xây dựng trên thực tế. Những sửa đổi này sẽ được chính thức hóa khi cần thiết”.

Theo đó, vào tháng 9/2024, Tổng thống Vladimir Putin từng phát biểu rằng, các nguyên tắc cơ bản về răn đe hạt nhân của Nga sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thực tế hiện tại.

Phia-nga-vua-co-quyen-bo-moi-sau-khi-chinh-quyen-cua-ong-biden-quyet-dinh-cap-lai-vu-khi-cho-ukraine-5
Tổng thống Putin từng chia sẻ về các nguyên tắc cơ bản về răn đe hạt nhân của Nga

Cụ thể, Moscow có thể đáp trả hạt nhân đối với một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn có sự tham gia của máy bay, tên lửa hoặc máy bay không người lái. 

Không chỉ thế, việc một cường quốc hạt nhân đối thủ hỗ trợ quốc gia khác tấn công Nga cũng sẽ bị coi là một bên tham gia cuộc tấn công đó. Có thể hiểu rằng, việc Anh, Pháp, Mỹ cho phép Ukraine dùng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ bị coi là thuộc diện áp dụng quy tắc răn đe hạt nhân của Nga.

Phia-nga-vua-co-quyen-bo-moi-sau-khi-chinh-quyen-cua-ong-biden-quyet-dinh-cap-lai-vu-khi-cho-ukraine-1

Hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ

Dựa vào những chia sẻ trên của ông Putin, người phát ngôn của Điện Kremlin cũng chỉ ra rằng tình hình quân sự và chính trị hiện nay đang có sự thay đổi lớn. Vậy nên, Moscow buộc phải sửa đổi học thuyết hạt nhân, bao gồm cả sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới.

Đối với giới quan chức Nga, việc chính quyền của ông Biden cho phép Ukraine bắn tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga đồng nghĩa với sự tham gia trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột, từ đó làm leo thang chiến tranh.

“Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công lãnh thổ của chúng tôi sẽ đồng nghĩa với việc Mỹ và các quốc gia vệ tinh của họ tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống lại Nga, cũng như sự thay đổi căn bản về bản chất của cuộc xung đột. Trong trường hợp này, Nga sẽ đáp trả tương xứng”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra cảnh báo.

Bên cạnh đó, ông Vyacheslav Volodin - Chủ tịch Hạ viện Nga cũng nhấn mạnh về tính nghiêm trọng của việc các nước phương Tây cấp vũ khí cho Ukraine rằng: “Nếu điều này xảy ra, Nga sẽ buộc phải đáp trả. Cách thức phản ứng sẽ tùy thuộc vào Bộ Quốc phòng, nhưng chắc chắn Nga sẽ đáp trả”.

Đồng thời, ông cũng lưu ý Nga có thể đáp trả bằng những vũ khí mới chưa từng sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.