Thông tin cây hồng nhung nhiều tuổi nhất ở Việt Nam, được trồng trong ngôi chùa có niên đại 500 năm
- Cây cổ quý hiếm 1000 năm tuổi của Việt Nam có thế độc lạ, được công nhân là cây di sản và được bảo vệ nghiêm ngặt
- Hàng cây xà cừ cổ thụ trăm tuổi ở Thanh Hóa - di sản Việt Nam: Cây cao nhất bằng tòa nhà 10 tầng
- Cây vải 1500 tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt: Cao 16m, bất ngờ kết trái trĩu cành sau 1 thập kỷ tịt quả
Chùa Bốn Mặt thuộc địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Sóc Trăng. Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa.
Theo đó, Ttong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.
Ngôi chùa nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer. Điểm nổi bật của ngôi chùa là các lối đi, hành lang, mái chùa đều xuất hiện hình ảnh rắn thần Nagar. Bởi theo quan niệm của đồng bào Khmer, rắn Naga là biểu tượng cho sự an khang, thịnh vượng, xua đi tà khí và dẫn lối đến cõi thiên đường.
Không chỉ thế, khuôn viên của chùa còn trồng rất nhiều cây hồng nhung, có cây đã có tuổi thọ hơn trăm năm tuổi. Cây cho bóng mát, quả thơm ngọt, lá ít rụng, cây đầu tiên được trồng tại chùa tính đến nay cũng đã hơn trăm năm.
Hàng năm, chùa Bốn Mặt thường tổ chức nhiều lễ hội như Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Đôn Ta nhận được sự quan tâm từ đông đảo anh em các dân tộc đến vui chơi lễ hội góp phần thắt chặt tình đoàn kết dân tộc.
Bên cạnh đó, chùa Bốn Mặt còn gây ấn tưởng bởi sự độc đáo của giếng Tiên, các phòng trưng bày hiện vật, phòng đọc sách, đội ca múa nhạc cùng câu lạc bộ hàng trăm thành viên tham gia lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng.
ây hồng nhung có tên khoa học là Diospyros Philippensis, thuộc họ thị, là một loại cây đặc hữu của Philippines được du nhập về Việt Nam.
Ở Sóc Trăng, cây hồng nhung biết đến xuất phát đầu tiên tại vùng đất Phú Nổ (nay là xã Phú Tân và Phú Tâm), cây có tán rộng, trái màu nhạt, khi chín có màu đỏ thẫm, hình dạng quả đào, bên ngoài trái bao phủ một lớp lông nhung mịn.
Nhiều người mới nhìn hồng nhung tưởng là cây măng cụt vì thân và lá có nét tương đồng. Lá cây hồng nhung ít rụng, cây cho trái bắt đầu từ tháng 2 – 3 (âm lịch), nhưng rộ nhất là tầm tháng 7 - 8 (âm lịch).
Cây hồng nhung trồng khoảng 4 - 6 năm tuổi sẽ cho trái, tùy điều kiện thổ nhưỡng. Tuy nhiên, một số cây thì không cho trái hoặc ra hoa nhưng không đậu trái, hiện tượng này được bà con địa phương gọi là trồng cây “đực”.
Cây hồng nhung chủ yếu hiện nay được ươm bằng hạt, nên thời gian để phát triển cây này là khá lâu, không đủ cây con để cung ứng cho thị trường, tỷ lệ hạt nảy mầm thấp.
Cây vải 1500 tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt: Cao 16m, bất ngờ kết trái trĩu cành sau 1 thập kỷ tịt quả
Suốt hơn một thập kỷ ‘tịt quả’, vào khoảng tháng 6/2023, cây vải như ‘hồi sinh’ với những chùm quả sai trĩu cành.