Đời sống

Cây cổ quý hiếm 1000 năm tuổi của Việt Nam có thế độc lạ, được công nhân là cây di sản và được bảo vệ nghiêm ngặt

Giữa bản Kẻ Mui thuộc xã Gia Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An có một cây sanh nghìn tuổi vẫn đang sinh sống và phát triển từng ngày. Cây có dáng độc lạ tựa như ‘phượng múa rồng bay’, nhìn từ xa có thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp hùng vĩ của nó.

Cây cảnh sanh 1000 năm tuổi này với phần rễ ôm lấy phần đá bên dưới được ví von như một cây bonsai tạo dáng tự nhiên, được thiên nhiên kiến tạo. Với vẻ bề ngoài vô cùng kỳ lạ, cây sanh này còn là chứng tích lưu lại nhiều thiên biến tại vùng đất này suốt thời gian qua. Người dân nơi đây coi cây sanh 1000 năm này là biểu tượng tâm linh và đã gìn giữ nó như báu vật, không để bị ảnh hưởng hay phá hoại.

Ảnh: Dân Việt

Những người sinh sống lâu năm tại bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân cũng không thể nhớ nổi cây sanh này có từ bao giờ bởi nó thậm chí còn có trước cả khi các cụ được sinh ra. Họ chỉ biết rằng khi sinh ra và lớn lên đã thấy cây sanh đứng hiên ngang tại đó.

Thông tin trên Thương Hiệu & Sản phẩm, theo đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học, nông nghiệp, lâm nghiệp, các chuyên gia sinh vật cảnh: Đây là một cây đại cổ thụ có những đặc điểm độc đáo có thể xếp vào loại “độc nhất vô nhị” không chỉ của Việt Nam.

Ảnh: Dân Việt

Cây sanh mọc trên 2 hòn đá cao 6,1m so với mặt đất, bộ rễ của cây vươn dài ra và cắm sâu vào lòng đất, ôm trọn HÒn Đá Trời và Hòn Đá Đất. Những bộ rễ của cây cắm sâu xuống lòng đất, to khoảng 0,3m cho tới 0,5m.

Người dân ở đây đã coi cây sanh nghìn năm như cây đoàn kết, với hệ thống rễ chắc chắn như vậy, nó có thể chống chọi vượt qua hàng trăm trận bão cấp 12, 13 đi qua trong hơn 10 năm qua. Không chỉ đứng vững và tỏa bóng mát xuống bên dưới, cây sanh này còn là một biểu tượng tâm linh cho người dân nơi đây. Dân bản coi nó như báu vật và không một ai được phép xâm phạm hay làm tổn hại đến cây. Người dân trong vùng này cũng không ai dám cắt tỉa cành trên cây sanh cổ này.

Ảnh: Dân Việt

Theo Dân Việt, ông Vũ Ngọc Sơn – Chủ tịch UBND xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An chia sẻ, trong đời sống tâm linh của người dân trên địa bàn, cây sanh rất được coi trọng. Một hộ dân sống gần đó có nhiệm vụ trông coi cây sanh. Hàng tháng, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể sẽ tiến hành dọn dẹp cảnh quan xung quanh cây sanh này. Từ khi cây sanh được công nhận là cây di sản Việt Nam, địa phương cũng đã tôn tạo, để nơi đây trở thành một điểm tham quan của người dân trong vùng.

Ảnh: Dân Việt

Thời gian qua nhiều đại gia săn cây cảnh cũng đã tìm đến cây sanh cổ này và hỏi mua, thế nhưng người dân bản Kẻ Mui quyết giữa lại để chăm sóc và bảo tồn nó như một biểu tượng linh thiêng. Năm 2015, cây sanh cổ này được công nhận là cây di sản Việt Nam cần được bảo vệ.

 

Hiện vật gỗ lâu đời nhất thế giới, có 500 nghìn năm tuổi và bí ẩn đằng sau liên quan tới tổ tiên loài người

Đây được xem như cấu trúc gỗ lâu đời nhất trên thế giới được phát hiện và nó còn được tạo hình một cách có chủ ý.