Đời sống

Tên 1 nhà bác học lừng danh của lịch sử Việt Nam được đặt cho nhiều trường THPT chuyên nhất cả nước

Tên 1 nhà bác học lừng danh của lịch sử Việt Nam được đặt cho nhiều trường THPT chuyên nhất cả nước

Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Người đương thời có câu: “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn- Có điều gì không biết, hãy đến hỏi Lê Quý Đôn".

Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc

Ngay từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã được gọi là “thần đồng”. Năm 5 tuổi ông đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết các sử sách, năm 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia... 

Ông còn được biết đến là người đỗ đầu 3 kỳ thi: Năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên. Năm 1752 khi 26 tuổi, ông thi Hội và đỗ đầu tức Hội nguyên. Vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu tức Bảng nhãn (do kỳ thi này không lấy Trạng nguyên). 

Ngay sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đến năm 1783, ông được giữ đến chức Thượng thư bộ Công. 

Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Ông nổi tiếng với “Đại Việt thông sử”,“Phủ biên tạp lục", đặc biệt cuốn bách khoa thư “Vân đài loại ngữ” (viết lúc ông 30 tuổi) tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học… 

Không chỉ là nhà bác học, Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc. Ông thấy được cái hạn chế của cách giáo dục tầm chương trích cú, phục vụ thi cử với mục đích để ra làm quan, đào tạo ra những người thiếu bản lĩnh. 

Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc-3

Với các bậc cha mẹ, Lê Quý Đôn khuyên “Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp" (không nhất thiết lấy thi cử làm con đường duy nhất để lập thân), “Muốn con nên người phải dạy cho chúng biết sợ hãi, biết hổ thẹn, biết khó nhọc”.

Giáo sư sử học Văn Tân trong bài Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Lê Quý Đôn đã từng nhận xét: “Lê Quý Đôn là cái tủ sách tổng hợp biết nói của nước Việt Nam hồi thế kỷ XVIII. Trên thì thiên văn, dưới thì địa lý, giữa là con người, không gì Lê Quý Đôn không biết”. 

Ngày nay, Lê Quý Đôn được tên cho trường THPT chuyên của 8 tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Quảng Trị. Đây là tên được đặc cho nhiều trường THPT chuyên nhất cả nước.

Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc-1
Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc-5
Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc-6
Ten-1-nha-bac-hoc-lung-danh-cua-lich-su-viet-nam-duoc-dat-cho-nhieu-truong-thpt-chuyen-nhat-ca-nuoc-8

Ngoài Lê Quý Đôn, Hùng Vương cũng là cái tên phổ biến khi được đặt cho trường THPT chuyên của ba tỉnh Phú Thọ, Gia Lai, Bình Dương; Lê Hồng Phong có tại TP HCM, Nam Định.

Bên cạnh trường THPT chuyên, một số địa phương còn có các trường THPT có lớp chuyên như trường Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Huân của TP HCM; Chu Văn An, Sơn Tây của Hà Nội.

 

Người Nhật có thói quen ăn cơm trắng nhưng ít bị tiểu đường, sự khác biệt trong cách ăn ít ai biết

Mặc dù người Nhật rất yêu thích món cơm trắng nhưng tỉ béo phì và mắc bệnh tiểu đường rất thấp. Lý do liên quan đến sự khác biệt trong cách ăn mà không mấy ai biết.