Đời sống

Nguyên nhân thực sự khiến cây đa 600 tuổi ở Thái Bình - cây di sản Việt Nam bị chết đứng nhiều năm

Nguyên nhân thực sự khiến cây đa 600 tuổi ở Thái Bình - cây di sản Việt Nam bị chết đứng nhiều năm

Trước đó, vào tháng 9/2012, cây đa 600 năm tuổi ở Đình Đông, làng Hổ Đội, xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận cây di sản.

Nguyen-nhan-thuc-su-khien-cay-da-600-tuoi-o-thai-binh-cay-di-san-viet-nam-bi-chet-dung-nhieu-nam
Nguyen-nhan-thuc-su-khien-cay-da-600-tuoi-o-thai-binh-cay-di-san-viet-nam-bi-chet-dung-nhieu-nam
Ảnh: Báo Lao Động

Cây đa cao khoảng 25 mét, đường kính 2,7 mét nằm trước cửa của ngôi đình. Bộ rễ của cây đan cài vươn xa phủ quanh gốc tạo thành những hang hốc gồ ghề, cổ kính. Trải qua hơn 6 thế kỷ với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, mưa bão, lụt lội và mưa bom bão đạn, cây đa đã bị chết đứng suốt nhiều năm nay.

Nói về nguyên nhân cây đa cổ chết, bà Lê Thị Hồng (người trông coi đình Đông) cho biết: “Cây được công nhận là Cây di sản Việt Nam năm 2012, sau đó một thời gian cây bị chết, chỉ còn lại phần gốc. Theo mọi người nhận định và kinh nghiệm chăm sóc đánh giá, cây đa chết vì bị tưới quá nhiều nước chua”.

Nguyen-nhan-thuc-su-khien-cay-da-600-tuoi-o-thai-binh-cay-di-san-viet-nam-bi-chet-dung-nhieu-nam-5
Ảnh: Báo Lao Động

Để giữ lại phần gốc của cây đa cổ 600 tuổi, người dân đã mang 5 cây đa con về trồng ôm quanh gốc đa cũ. Đến thời điểm hiện tại những cây đa con vẫn lên xanh tốt. 

Nguyen-nhan-thuc-su-khien-cay-da-600-tuoi-o-thai-binh-cay-di-san-viet-nam-bi-chet-dung-nhieu-nam
Ảnh: Báo Lao Động

Từ năm 2010 đến nay, hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam. Việc làm này đã góp phần khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trường, bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta. 

Để được công nhận là cây di sản phải đáp ứng được các tiêu chí như: Cây mọc tự nhiên, phải sống trên 200 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân còn đối với các cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 25 m, chu vi trên 15 m), có hình dáng đặc sắc. 

Đối với cây trồng, phải sống trên 100 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 30 m, chu vi trên 3,5 m đối với cây gỗ đơn thân còn với cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 20 m, chu vi trên 10 m), có hình dáng đặc sắc (ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử). Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học hoặc lịch sử hoặc văn hóa hoặc mỹ quan cũng sẽ được xem xét đặc biệt.

 

Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt

Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.