Một ngư dân đào từng được cổ vật dưới sông lấy 1,2 triệu đồng: Hóa ra là bảo vật quý hiếm có trị giá 715 tỷ
- Cây cổ thụ quý hiếm 1100 tuổi - ‘báu vật’ của Việt Nam, được người bản địa tìm mọi cách bảo vệ
- Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt
- Hai người nông dân đi bắt ốc vô tình đào được cây gỗ quý hiếm hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm
Vào năm 1980, Lưu Định Toàn (Liu Dingquan), một người dân sống ở xã Quan Âm Kiều đang làm việc trên bãi sông ở bờ bắc sông Gia Lăng (Jialing), Bồng An, Nam Sung, Trung Quốc thì vô tình nhìn thấy một ánh sáng vàng nhấp nháy dưới nắng bên dòng sông.
Thấy vậy, anh liền bỏ công cụ lao động rồi xuống sông để đào lên và rửa sạch sẽ. Kết quả, anh vô cùng bất ngờ khi trước mắt mình xuất hiện một cục vàng khối hình vuông, trên khối đế vuông có một con rùa nhỏ.
Sau đó, Lưu Định Toàn mang cổ vật về nhà và chia sẻ lại toàn bộ câu chuyện với vợ. Để tránh gặp rắc rối anh đã dặn dò vợ giữ kín việc nhặt được vàng nhưng mọi việc lại bị vỡ lở. Nguyên nhân là do người vợ đã quên mất lời nhắn của chồng và mang câu chuyện đi kể hết cho hàng xóm.
Không lâu sau, việc Lưu Định Tòa nhặt được vàng nhanh chóng lan truyền khắp thị trấn. Nhiều người vì mong muốn sẽ có được bảo vật như anh nên đã bỏ hết mọi việc để chuyên tâm xuống sông mò vàng nhưng bất thành.
Đáng nói, một số người vì quá ghen tỵ với Lưu Định Toàn nên đã báo cáo vụ việc với Cục Di tích Văn hóa địa phương. Ngay khi nhận được tin báo, các chuyên gia nhanh chóng đến làng để để xác minh tính xác thực của sự việc.
Sau khi tìm được nhà Lưu Định Toàn, các chuyên gia khảo cổ ngỏ ý muốn anh giao lại di tích văn hóa này để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đồng thời họ cũng nói rõ rằng nếu nhặt được cổ vật văn hóa mà không giao nộp là bất hợp pháp.
Trước những lời lẽ thuyết phục của các chuyên gia, Lưu Định Toàn quyết định đưa rùa vàng cho họ xem. Ngay khi nhìn thấy cổ vật này, các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì không nghĩ một người dân lại sở hữu bảo vật quý hiếm đến vậy.
Theo nhận định của các chuyên gia, dựa vào năm ký tự “Thiên tướng quân ấn chương” được khắc ở dưới đáy của ấn, có thể thấy di tích văn hóa này là một ấn tướng thời Tây Hán. Đây được xem là cổ vật có giá trị nghiên cứu lịch sử rất cao, nếu tính ra trên thị trường khảo cố, chiếc ấn này phải có mức giá khoảng 200 triệu tệ (khoảng 715 tỷ đồng).
Sau cùng, chiếc ấn vô giá đã được các chuyên gia đưa về bảo tàng sưu tầm. Để ghi nhận sự hợp tác của Lưu Định Toàn, phía bảo tàng đã trả thưởng 350 NDT (khoảng 1,2 triệu đồng) và một bằng khen về việc bảo vệ các di tích văn hóa quan trọng.
Hai người nông dân đi bắt ốc vô tình đào được cây gỗ quý hiếm hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm
Trong lúc mò ốc, hai người vấp phải một cành cây lớn. Cho rằng đây là nhánh của một thân cây cổ thụ nên cả hai lặn xuống xem thì phát hiện một khúc gỗ nằm sâu phía dưới lòng suối.