Đời sống

Hai cha con đi đánh cá từng vớt được loại gỗ đắt nhất Việt Nam: Nặng 2 tấn, trị giá gần chục tỷ đồng

Hai cha con đi đánh cá từng vớt được loại gỗ đắt nhất Việt Nam: Nặng 2 tấn, trị giá gần chục tỷ đồng

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thời hồi năm 2014, trong lúc hai cha con ông đang đánh cá ở khu vực suối Troóc, thuộc thôn Thanh Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình thì đụng phải một khúc gỗ. Nghi là gỗ sưa nên Huy - con trai ông đã lặn đẽo một miếng mang về nhà dùng lửa đốt thử thì thấy có mùi thơm của gỗ sưa.

Trước kết quả trên, cha con ông Thời mừng đến run người và thầm nghĩ cả đời cực khổ, hết đạp rừng tìm gỗ, đến lội suối đánh cá mà vẫn mãi kiếp nghèo, giờ ông trời thương mà cho gia đình cả một “kho báu”.

Đêm hôm sau, Huy gọi thêm mấy người anh em họ hàng lên suối lặn để lấy gỗ. Khúc gỗ quá lớn, lớn hơn so với sức tưởng tượng của Huy và mấy người anh em có kinh nghiệm đạp rừng tìm sưa nên sau một đêm hì hục mà không lấy được. Thấy vậy, mọi người đành phải thuê dụng cụ xích tời của một chủ trong vùng đến tời gỗ lên nhưng 3 xích tời đều bị đứt mà gỗ vẫn không nhúc nhích. Thế rồi thông tin bắt đầu lộ ra, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc.

Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong
Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-4
Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-5
Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-6
Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-7
Ảnh: Báo Sức khỏe đời sống

Vào ngày sáng 25/2/2014, diễn ra buổi “thương thuyết” giữa cơ quan chức năng và gia đình anh Nguyễn Quang Huy (người được sưa). Tuy nhiên, kết quả bất thành do gia đình anh Huy yêu cầu phải được nhận tiền trước (10%) trong tổng số giá trị cây gỗ. Phía cơ quan chức năng cho rằng, gỗ đang nằm dưới nước, chưa thể biết giá trị thế nào, vả lại còn phải qua nhiều thủ tục theo pháp luật quy định.

Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-1
Ảnh: Báo Dân Trí

Đến khoảng 13 giờ chiều cùng ngày, đồng thời với sức nâng của hai chiếc xe múc, gốc gỗ sưa “khủng” đã dần đưa lên khỏi mặt nước. Để nhanh chóng kết thúc công việc, tránh tình huống xấu có thể xảy ra, gốc gỗ sưa được cẩu lên chiếc xe reo, trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của lực lượng công an, kiểm lâm để rời khỏi hiện trường mà không kịp đo đếm.

Qua kiểm ban đầu tại hiện trường, gốc gỗ sưa có chiều dài 2,1m; đường kính 1,1m; rễ dài 3m và có lõi rỗng khoảng 60cm. Trọng lượng ước tính gần 2 tấn, trị giá khoảng gần chục tỷ đồng.

Hai-cha-con-di-danh-ca-vot-duoc-loai-go-dat-nhat-viet-nam-nang-2-tan-tri-gia-gan-chuc-ty-dong-8
Ảnh: Báo Người Lao Động

Theo nhận định của người dân địa phương, đây là gốc gỗ sưa sót lại sau khi bị lâm tặc đốn hạ thân cây cách đây mấy chục năm. Do xói mòn của nước lũ hằng năm, gốc sưa bị bật lên và theo dòng nước trôi về đây. Dòng suối Troóc đa số là đá và cát nước rất trong nên gốc sưa không bị ăn mòn, mục nát mà vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.

Một ngày sau khi gốc sưa được trục vớt lên khỏi suối, cuộc sống yên bình đã trở lại với người dân xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch. Nhưng câu chuyện gốc sưa cổ thụ nằm dưới suối được bố con ông Nguyễn Văn Thời đi đánh cá phát hiện vẫn chưa hết xôn xao.

Trước đó, cả xã Phúc Trạch từ già đến trẻ không ai không biết đến gia đình ông Nguyễn Văn Thời bởi lẽ gia đình ông thuộc dạng nghèo có “số má” ở cái thôn này. Nhà đông con, lại thiếu đất sản xuất nên ai thuê gì làm nấy, kiếm sống qua ngày. Ban ngày ông làm thợ đụng, ban đêm tranh thủ đi đánh cá bán kiếm tiền mua gạo.

Chia sẻ về số tiền bán công phát hiện gỗ sưa cho một lái buôn gỗ, ông Thời xác nhận là đã nhận được 900 triệu đồng nhưng tiết lộ bố con ông chỉ được 300 triệu. Số tiền còn lại ông đã chia cho những người đã cùng cha con ông trục vớt gỗ (không thành) trong 2 đêm đầu khi bố con ông phát hiện ra khúc gỗ.

“Luật ở đây nó vậy, của trời cho thì phải rứa, mình hưởng một chắc (mình) không yên mô”, ông Thời cho hay.

Được biết, sau đó không lâu, gốc gỗ sưa đã được đưa về cất trong kho của Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch. Một lãnh đạo của Hạt Kiểm lâm Bố Trạch cho biết, hiện vẫn chưa đo kiểm gốc gỗ sưa.

Gỗ sưa có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt đặc biệt lại có mùi hương vĩnh hằng nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật. Đây cũng được xem là loại gỗ “quý tộc”. Trước kia ở Trung Quốc, chỉ có những gia đình vua chúa, quyền thế mới được thưởng các đồ dùng làm từ gỗ này.

Các sản phẩm từ gỗ sưa được ưa chuộng là các đồ nội thất, các sản phẩm tâm linh như: tượng Phật, lộc bình, thần tài,… Do mức độ khai thác cạn kiệt nên các cây gỗ sưa cổ thụ trong tự nhiên hiện còn rất ít.

 

Người đàn ông ở Quảng Bình vớt được loại gỗ đắt nhất thế giới trong lúc đi bắt cá, có giá hàng chục tỷ

Sau khi phát hiện những khúc gỗ mình vớt được thuộc loại gỗ quý hiếm và đắt nhất thế giới, anh Lâm nhảy lên thuyền reo lên sung sướng.