Đời sống

Chiếc hũ sứ được mua 30 nghìn đồng để đựng vật dụng trong nhà lại là bảo vật giá trị hơn 470 tỷ đồng

Chiếc hũ sứ được mua 30 nghìn đồng để đựng vật dụng trong nhà lại là bảo vật giá trị hơn 470 tỷ đồng

Vào năm 1913, khi đang đi dạo trong khu chợ đồ cổ, Hemert - một nam tước Hà Lan được cử tới Bắc Kinh đóng quân với tư cách là Tư lệnh Vệ binh Hà Lan bất chợt bị thu hút bởi một chiếc hũ sứ Thanh Hoa. 

Chiec-hu-su-duoc-mua-30-nghin-dong-de-dung-vat-dung-trong-nha-lai-la-bao-vat-gia-tri-hon-470-ty-dong

Nam tước Hemert - người đã mua chiếc hũ sứ với giá 30.000 đồng ở chợ đồ cổ

Khi nhìn thấy chiếc bình sứ, Hemert cho rằng nó là đồ sứ thuộc thời nhà Minh. Vậy nên, ông đã bỏ ra 10 đồng tiền đại dương (tương đương 30.000 đồng hiện nay) để sở hữu.

Chiec-hu-su-duoc-mua-30-nghin-dong-de-dung-vat-dung-trong-nha-lai-la-bao-vat-gia-tri-hon-470-ty-dong
Chiếc hũ sứ được mua ở chợ đồ cổ giá 30.000 đồng

Tuy nhiên, khi mang về nhà, Hemert và con cháu lại dùng nó như một đồ đựng vật dụng trong nhà. Mãi đến đầu năm 1960, hậu nhân của Hemert mang hũ sứ này tới gặp một chuyên gia khảo cổ để nhờ giám định. Kết quả, đây là món đồ sứ Thanh Hoa thời Minh - Thanh.

Vào năm 1968, diễn ra cuộc triển lãm có tên “Nghệ thuật Trung Hoa dưới thời Mông Cổ cai trị” được tổ chức tại bảo tàng nghệ thuật Cleveland. Khi các chuyên gia của bảo tàng tới gặp gia đình của ông Hemert, họ mới phát hiện chiếc hũ sứ Nguyên thanh hoa vô cùng quý giá.

Theo thông tin từ các chuyên gia, bên trên hũ sứ này chính là tác phẩm “Quỷ cốc tử hạ sơn đồ” được đánh giá là cực phẩm truyền thế hiếm thấy của sứ Thanh Hoa. Câu chuyện này xuất phát từ bức họa nổi tiếng triều Nguyên “Nhạc nghị đồ tề thất quốc xuân thu hậu tập”. Nội dung kể về thời kỳ giao tranh giữa nước Tề và nước Yên. Khi đó, Tôn Tẫn bị nước Yên giam cầm, sư phụ của ông là Quỷ Cốc Tử đã ngồi trên chiếc xe do một con hổ và một con báo kéo để xuống núi ứng cứu học trò.

Đáng nói, bức họa trên hũ sứ Nguyên Thanh Hoa là tác phẩm này do họa sĩ nổi tiếng vẽ chứ không phải do thợ thủ công thực hiện. Các nét vẽ trên hũ sứ vô cùng sống động, tinh tế. Chính vì thế, giá trị của nó cao hơn nhiều so với các món đồ sứ Thanh Hoa khác.

Tại một phiên đấu giá, tại nhà đấu giá Christie, ở London vào năm 2005, chiếc hũ sứ Nguyên Thanh Hoa “Quỷ Cốc Tử hạ sơn đồ” đã bán được với mức giá 14 triệu. Sau khi tính thêm tiền thuế và các khoản khác, tiền đấu giá chiếc hũ sứ lên tới 15,688 triệu bảng (tương đương hơn 470 tỷ đồng). Vào thời điểm đó, giá bán của hũ sứ này đã tạo ra kỷ lục đấu giá cao nhất của nghệ thuật Trung Quốc.

Chiec-hu-su-duoc-mua-30-nghin-dong-de-dung-vat-dung-trong-nha-lai-la-bao-vat-gia-tri-hon-470-ty-dong-2
Chiec-hu-su-duoc-mua-30-nghin-dong-de-dung-vat-dung-trong-nha-lai-la-bao-vat-gia-tri-hon-470-ty-dong-3
Một số mẫu đồ sứ thanh hoa

Đồ sứ thanh hoa nhà Nguyên lấy đời Cảnh Đức Trấn làm đại diện, được chế tác tinh xảo đẹp mắt và truyền thế nên đặc biệt quý hiếm. Căn cứ vào thời gian nhìn chung đồ sứ thanh hoa được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn Diên Hữu, Chí Chính và cuối nhà Nguyên, trong đó có giá trị nhất là Chí Chính.