Đời sống

Các chuyên gia lý giải nguyên nhân không nên ăn bún khi ốm

Trường hợp bị ốm, cơ thể thường mất năng lượng và mệt mỏi. Vậy nên việc tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn do hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyên nên hạn chế ăn bún trong thời điểm này.

Cac-chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-khong-nen-an-bun-khi-om

Theo chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bún mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm của quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Hơn nữa, bún cũng không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, bởi nó được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi chế biến khoảng một ngày. Trong thời gian này, bột sẽ lên men, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày - tá tràng nên hạn chế ăn bún.

Cac-chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-khong-nen-an-bun-khi-om-5

Bên cạnh đó, khi bị ốm, bạn không nên ăn bún hoặc các món được chế biến từ bún vì cơ thể lúc này đang mệt, tiêu hóa không tốt như ngày bình thường. Việc ăn bún trong tình trạng đó có thể gây khó chịu, khiến bạn mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao ốm không nên ăn bún.

Cac-chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-khong-nen-an-bun-khi-om-1

Ngoài ra, trong quá trình làm bún, nhà sản xuất có thể thêm các phụ gia không an toàn như bột huỳnh quang để làm bóng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu. Đây là những chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất, phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm. 

Cac-chuyen-gia-ly-giai-nguyen-nhan-khong-nen-an-bun-khi-om-2

Khi bị ốm, bạn nên dùng những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá , đồng thời cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể phục hồi.

 

Giải đáp về các mức cân nặng biểu thị trên máy giặt là dành cho quần áo khô hay ướt?

Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc khối lượng giặt ghi trên máy là quần áo khô hay ướt.