Bức tranh treo trong xó bếp nhiều năm của bà cụ 90 tuổi lại là tác phẩm quý hiếm có giá 613 tỷ đồng
- Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt
- Hai người nông dân đi bắt ốc vô tình đào được cây gỗ quý hiếm hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm
- 3 cậu bé đi nhặt tổ chim lại vô tình tìm thấy 1 hộp gỗ chứa báu vật có giá trị lên đến 17 nghìn tỷ
Sau nhiều năm treo bức tranh trung cổ giá 613 tỷ trong trong bếp, cụ bà 90 ở thị trấn Compiegne, phía bắc Pháp từng suýt bỏ vào thùng rác vì cho rằng bức tranh chỉ là một biểu tượng tôn giáo lỗi thời không có nhiều giá trị.
May mắn thay, một chuyên gia đấu giá đến để thẩm định đồ nội thất đã vô tình nhìn thấy bức tranh và tá hỏa khi nhận ra đây là một trong những tác phẩm quý hiếm của Cimabue - danh hoạ nổi tiếng người Ý.
Theo vị chuyên gia, bức tranh có tên “Nhạo Chúa” (Christ Mocked) có kích thước 26 cm x 20 cm. Bức tranh là một phần nhỏ của một bức tranh lớn hơn khi Cimabue vẽ 8 cảnh về Chúa Jesus có niên đại từ năm 1280, bao gồm cảnh đóng đinh Chúa.
Dominique Le Coent - lãnh đạo nhà đấu giá Acteon từng nhận định: “Đây là bức tranh duy nhất của Cimabue từng được bán trên thị trường”.
Theo ước tính ban đầu, bức tranh thời kỳ tiền Phục hưng này có thể được định giá lên tới 6 triệu euro (khoảng 6,6 triệu USD). Tuy nhiên, nhà đấu giá Acteon cho biết một người giấu tên ở miền bắc Pháp đã mua nó với giá cao gấp 4 lần, ở mức 24 triệu euro (26,6 triệu USD), khiến tác phẩm trở thành bức tranh thời Trung cổ đắt giá nhất.
Không chỉ thế, bức tranh này còn được xếp cùng với các tác phẩm của Leonardo da Vinci, Rubens, Rembrandt và Raphael trong số 10 bức tranh thời trung cổ và phục hưng đắt nhất.
Đại danh hoạ Cimabue hay còn được gọi là Cenni di Pepo, sinh ra ở thành phố Florence, Italy. Ông hoạt động nghệ thuật vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14, giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách thời Trung cổ và thời kỳ Phục hưng.
Bằng lối vẽ chi tiết và hiện thực, bậc thầy hội họa được cho là đóng vai trò quan trọng, góp phần mở đường cho giới họa sĩ Ý từ bỏ lối vẽ thời Byzantine và chuyển sang thời Phục Hưng. Tính đến hiện tại, chỉ có 11 tác phẩm vẽ trên gỗ của ông được biết đến, không có tác phẩm nào trong số đó có chữ ký của ông.
3 cậu bé đi nhặt tổ chim lại vô tình tìm thấy 1 hộp gỗ chứa báu vật có giá trị lên đến 17 nghìn tỷ
Ngay khi mở hộp gỗ ra, 3 nam sinh đã tìm cách lấy bằng được món đồ quý giá bên trong. Tuy nhiên, chúng lại không thể biết được rằng những cổ vật này lại có giá trị lên đến 17 nghìn tỷ đồng.