Nam thanh niên 22 tuổi giảm 20kg trong 4 tháng, tái mặt khi nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh tình
Sau khi bị sụt cân bất thường, nam thanh niên này đã đi khám và nhận kết quả chẩn đoán khó tin.
Theo trang ET Today đưa tin, một trường hợp nam thanh niên mới 22 tuổi ở Đài Loan, có thân hình cường tráng, cao 1m80 và nặng hơn 120 kg, gần đây anh này bắt đầu giảm cân một cách khó hiểu. Chàng trai đã giảm cân thành công trong 4 tháng. Tuy nhiên khi bắt đầu sụt cân do các vấn đề như nước tiểu có bọt và dễ mệt mỏi khi làm việc, anh đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, kèm theo bệnh thận mãn tính và suy thận.
Khi bác sĩ hỏi thăm thì mới biết bệnh nhân có chế độ ăn uống không cân bằng do làm việc ở quán ăn nhanh, mỗi ngày uống ít nhất một hoặc hai ly cà phê pha nhanh nên gây bệnh.
Được biết, anh ấy cũng mắc chứng tiểu đạm và dễ mệt mỏi khi làm việc. Khi đến Khoa Thận, Bệnh viện Lishuanghe của Đại học Y Đài Bắc để khám, nam thanh niên phát hiện ra lượng đường huyết lúc đói là 250 mg/dL, huyết sắc tố glycated (HbA1c) đạt 9% và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Cùng với bệnh thận mãn tính giai đoạn 3 và suy thận, chức năng thận chỉ còn 30 đến 40% so với người bình thường.
Theo Wu Meiyi, phó giám đốc bệnh viện Shuanghe, cho biết bệnh nhân làm việc trong một nhà hàng thức ăn nhanh và có chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu rau trầm trọng. Nam thanh niên cũng rất bận rộn trong công việc nên sẽ uống đồ uống pha chế nhanh khi rảnh rỗi, thường là một hoặc hai ly mỗi ngày, không có thói quen tập thể dục.
Bá cĩ cho biết ngoài việc kê đơn các loại thuốc liên quan đến kiểm soát lượng đường trong máu, các giáo viên y tế và chuyên gia dinh dưỡng cũng được bố trí can thiệp để cung cấp hướng dẫn giáo dục sức khỏe, cải thiện thói quen sinh hoạt và ăn uống, kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp, đồng thời tích cực hợp tác điều trị để trì hoãn bệnh suy giảm chức năng thận của chàng trai 22 tuổi.
Chuyên gia Wu Meiyi cxung cảnh báo hầu hết những đồ uống pha chế đều sử dụng xi-rô có hàm lượng fructose cao tổng hợp nhân tạo, có thể gây ra các bệnh mãn tính như huyết áp cao, gan nhiễm mỡ và bệnh gút, và cũng dẫn đến bệnh tim ở trẻ em và thanh thiếu niên. Theo một cuộc khảo sát, gần 25% thanh niên ở Đài Loan dưới 40 tuổi uống một ly đồ uống có đường mỗi ngày.
Việc theo dõi lâu dài nhóm người này cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng đồ uống có đường và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu lâm sàng suy đoán rằng sự gia tăng ung thư tuyến tụy ở những người trẻ dưới 40 tuổi trong những năm gần đây có thể liên quan đến việc phổ biến đồ uống có đường.
Một tách trà sữa trân châu 700 ml chứa khoảng 62 gam đường, vượt quá giới hạn khuyến nghị hàng ngày của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm là dưới 50 gam đường bổ sung vào tháng 2 năm nay. Trường Y tế Công cộng Harvard chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều hơn một đồ uống có đường mỗi ngày, ngay cả khi bạn tập thể dục hơn 150 phút mỗi tuần, cũng không thể bù đắp được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Wu Meiyi cho biết, nhiều người thích uống đồ uống pha chế sẵn hoặc đồ uống có đường thường đi kèm với những thói quen sinh hoạt không tốt khác như lười tập thể dục, ăn ít rau và ăn nhiều thịt, đồng thời thích ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như đồ chiên rán và mì ăn liền, nên một cốc nước uống pha chế sẵn mỗi ngày có thể nói chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về những thói quen sinh hoạt xấu lâu dài. Vì vậy, thông qua trường hợp của nam thanh niên trên, người trẻ nên có thói quen sinh hoạt tốt, ăn uống lành mạnh, kết hợp tập luyện thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các căn bệnh nguy hiểm.
*Thông tin trên chỉ là tham khảo.
Theo ET Today.