Giải trí

Tam Quốc: Danh tính mưu sĩ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc vì không đưa ra mưu kế gì

Vị mưu sĩ được nói đến trong bài chính là Từ Thứ (tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên).

Tam Quốc: Danh tính mưu sĩ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc vì không đưa ra mưu kế gì

Sinh thời, ông thích học đánh kiếm. Những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao tới phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Sau đó, Từ Thứ tới phụng sự Lưu Bị tại Tân Dã. Cũng chính vào thời điểm này mà Từ Thứ đã hiến kế giúp cho Lưu Bị có chiến thắng đầu tiên sau bao năm ngược xuôi thất bại bằng việc đánh bại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Đáng tiếc rằng đây cũng là mưu kế duy nhất của ông được sử sách ghi lại. Tào Tháo sau khi biết được bên Lưu Bị có Từ Thứ đã lập mưu bắt mẹ của Từ Thứ là Từ Trắc, sau đó ngụy tạo nét bút của Từ Trắc để gọi Từ Thứ về Hứa Xương.

Tam Quốc: Danh tính mưu sĩ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc vì không đưa ra mưu kế gì

Từ Thứ vì chữ hiếu mà đành từ biệt Lưu Bị. Trước khi đi, ông đã kịp tiến cử một vị quân sư lỗi lạc khác cho Lưu Bị, đó chính là Gia Cát Lượng.

Khi tới chỗ Tào Tháo, Từ Thứ mới biết rằng mình bị lừa. Vì quá tức giận, ông đã lập lời thề nhất định không hiến kế cho Tào Tháo.

Quả thật, từ khi sang phe Tào, Từ Thứ không có bất cứ hoạt động gì nổi bật. Năm 220, Tào Tháo chết, Tào Phi lên thay, cướp ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa. Sau đó Từ Thứ lâm bệnh nặng mà mất nhưng không rõ năm nào.

Tam Quốc: Danh tính mưu sĩ nổi tiếng nhất thời Tam Quốc vì không đưa ra mưu kế gì

Người đời sau khi nói đến Từ Thứ thường cảm thấy tiếc thương cho tài năng của ông không được tận dụng. Tào Tháo có Từ Thứ nhưng ông không chịu hiến kế gì. Từ Thứ muốn phụng sự Lưu Bị nhưng lại bị chữ hiếu ràng buộc.

Cuộc đời của Từ Thứ một sự tiếc nuối vô hạn xứng với câu ‘danh chưa toại, trí chưa thành’.

 

Tam Quốc: Gia Cát Lượng đã có thể Bắc phạt đánh Ngụy thành công nếu có trong tay nhân vật này

(Techz.vn) Trong cuộc đời cầm quân của mình, thừa tướng Gia Cát Lượng nhà Thục đã xuất binh Bắc phạt cả thảy 5 lần.