Tam Quốc: Gia Cát Lượng đã có thể Bắc phạt đánh Ngụy thành công nếu có trong tay nhân vật này
- Tam Quốc Diễn Nghĩa: Ba nhân vật khiến Gia Cát Lượng sợ hãi nhất trong đời là ai?
- 7 bài học xử thế thâm thúy từ Tam Quốc: Đừng mắc sai lầm như Quan Vũ, Trương Phi
- Nổi tiếng cơ trí toàn tài nhất Tam Quốc, “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”, Gia Cát Lượng vẫn thua đau trong tay Tư Mã Ý chỉ vì 2 chữ quyết định này
Mục tiêu của các chiến dịch này là tấn công và đoạt được Trường An, cố đô của nhà Tây Hán và là trung tâm phía tây của Tào Ngụy. Sau khi chiếm được Trường An, nhà Thục sẽ có những vùng đất rộng lớn và trù phú, đồng thời sở hữu bàn đạp quan trọng để tiến sang phía Đông, hướng về kinh đô của Tào Ngụy là Lạc Dương.
Tiếc thay, cả 5 lần Bắc phạt của Gia Cát Lượng đều không thể đi đến kết quả cuối cùng. Quân Thục thắng nhiều trận và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nhưng đều phải rút quân phần vì lương thảo thiếu hụt, phần vì quân Ngụy cố thủ không giao chiến.
Cho đến lần cầm quân thứ 5, sức khỏe của Gia Cát Lượng đã sụt giảm nghiêm trọng vì phải thức khuya dậy sớm, lo nghĩ thường xuyên. Cuối cùng, ông lâm bệnh nặng mà qua đời vào tháng 8 năm 234, hưởng thọ 54 tuổi. Giấc mộng Bắc phạt của nhà Thục cũng vì thế mà tiêu tan.
Tuy nhiên, nếu có một người không mất sớm thì công cuộc Bắc tiến phạt Ngụy của Gia Cát Lượng đã có thể thành công. Người này chính là Lưu Phong - nghĩa tử của Lưu Bị.
Tam Quốc Chí ghi lại như sau: ‘Tiên chủ đến Kinh Châu, vì không có người kế thừa, nhận Phong là nghĩa tử. Cùng Tiên chủ vào Thục, từ Hà Manh đến đánh Lưu Chương, lúc này Phong mới hơn 20, có võ nghệ, khí lực hơn người’.
Ở thời điểm đó, Lưu Phong rất được Lưu Bị yêu quý, người này cũng là một mãnh tướng vô cùng thiện chiến.
Được lệnh của Lưu Bị, Lưu Phong cùng Gia Cát Lượng đã đánh chiếm Ích Châu. Lưu Phong chiến đấu dũng cảm, bất khả chiến bại, lập được công lớn trong việc bình định Ích Châu. Lưu Phong sau đó được phong chức Phó quân Trung Lang tướng.
Đến năm Kiến An thứ 23 (năm 218), Lưu Phong lại là chủ lực đối địch Tào Tháo trong chiến dịch tiến đánh Hán Trung của Lưu Bị. Khi đó, Tào Tháo đã không dám giao chiến mà lại lui binh. Điều này cho thấy Lưu Phong là một viên mãnh tướng tài năng, chỉ cần đợi thời gian mài dũa là có thể làm nên nghiệp lớn.
Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra suôn sẻ như thế. Năm Kiến An thứ 24, Quan Vũ sai lầm làm mất Kinh Châu, Lưu Phong và Mạnh Đạt được Lưu Bị ra lệnh mang quân tới cứu nhưng không ai có động tĩnh gì. Quan Vũ sau đó bị quân Ngô chém đầu khi chạy ra Mạch Thành.
Vì việc này mà Lưu Bị rất căm giận Lưu Phong. Gia Cát Lượng cũng cảm thấy tức giận và muốn trị tội Lưu Phong vì không nghe lệnh Quan Vũ, khiến Thục Hán đã mất Kinh châu sau đó lại làm mất quận Phòng Lăng.
Gia Cát Lượng sau đó đã khuyên Lưu Bị giết Lưu Phong. Lưu Bị nghe theo và đem ông ra chém đầu.
Nhà Thục vì thế lại mất đi một viên tướng tài. Nếu Lưu Phong còn sống, Gia Cát Lượng sẽ có thêm trợ thủ đắc lực trong công cuộc Bắc phạt. Đại cục của nhà Thục ít nhất cũng sẽ được giữ vững sau khi Gia Cát Lượng qua đời.
Đánh giá nhân vật Tam Quốc này ngang Bàng Thống, Khổng Minh không lường được kết cục về sau
(Techz.vn) Chỉ vì mắc phải sai lầm trong việc nhìn người - dùng người, thanh danh cả đời của Khổng Minh đã bị nhân vật này bôi nhọ.