Xem đi xem lại cả trăm lần, 99% khán giả vẫn không biết ý nghĩa thực sự của tên phim Thủy Hử
Giống như Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa hay Tây Du Ký, Thủy Hử cũng là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc. Câu chuyện về những anh hùng hảo hán trong bộ phim Thủy Hử đã trở nên rất đỗi quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả khác nhau.
Tuy nhiên, nếu như các tác phẩm khác trong tứ đại danh tác đều có cái tên khá dễ hiểu thì ý nghĩa cái tên Thủy Hử lại là ẩn số trong tâm trí nhiều người. Bất chấp việc Thủy Hử được chiếu đi chiếu lại rất nhiều lần, hầu hết các khán giả vẫn chưa thể hiểu được ý nghĩa của cái tên này.
Lý do cái tên Thủy Hử trở thành ẩn số bởi trong suốt tác phẩm chỉ nói về câu cuộc đời của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Trong khi đó, không một lần nào cái tên Thủy Hử được nhắc đến trong tác phẩm. Dù là đọc tiểu thuyết hay theo dõi các phiên bản phim truyền hình chuyển thể thì cái tên Thủy Hử cũng không được lý giải rõ ràng.
Vậy lý do gì khiến tác giả Thi Nại Am quyết định đặt tên tác phẩm này là Thủy Hử thay vì những cái tên dễ hiểu hơn như Lương Sơn Truyện hay Thủy Lạc Lương Sơn?
Tương truyền năm xưa, Thi Nại Am vốn dĩ định đặt tên cho tác phẩm của mình là Khách Truyện Giang Hồ. Tuy nhiên, ông cảm thấy cái tên này không thể diễn tả đủ những hàm ý mà ông muốn truyền tải. Lúc này, La Quán Trung – học trò của Thi Nại Am, cũng là tác giả của tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa đã đề nghị thầy mình đặt tên danh tác này là Thủy Hử.
Cái tên Thủy Hử mà La Quán Trung đưa ra rất súc tích và lập tức khiến Thi Nại Am cảm thấy vừa ý. Cái tên này tuy ngắn nhưng lại tiềm ẩn hai tầng nghĩa phía sau.
Đầu tiên, nghĩa đen của Thủy Hử là “bến nước”. Trước khi cùng nhau lên Lương Sơn tụ nghĩa thì bến nước chính là nơi các anh hùng có dịp tương ngộ với nhau.
Thứ hai, cái tên Thủy Hử bắt nguồn từ hai câu trong bài Miên thuộc Kinh Thi, gắn liền với điển tích về cuộc di cư của tộc Chu đi tìm vùng đất mới để an cư lập nghiệp:
“Cổ Công Đản Phụ, Lai Hướng Tẩu Mã
Suất Tây Thủy Hử, Chí Vy Kỳ Hạ”
Thời xưa, bộ tộc Chu sinh sống tại đất Mân (một mảnh đất cằn cỗi nơi biên thùy. Nơi đây thường xuyên bị các thế lực bên ngoài quấy phá. Người tộc Chu do liên tục bị quấy phá nên không thể yên ổn làm ăn và cuộc sống chìm trong cảnh thiếu cơm ăn áo mặc, nghèo khó và hiểm nguy rình rập.
Tới khi Cổ Công Đản Phụ - tức Chu Thái Vương xuất hiện thì số mệnh của tộc Chu mới dần thay đổi. Bộ tộc này rời khỏi đất Mân theo sự lãng đạo, dẫn dắt của Chu Thái Vương. Vượt qua sông Tất, sông Thư, núi Lương với nhiều vất vả, gian nan, cuối cùng bộ tộc Chu tới định cư tại vùng đất Kỳ Sơn màu mỡ.
Không chỉ là nơi đất đai phì nhiêu, Kỳ Sơn cũng không bị bất kỳ thế lực nào quấy phá và nhờ đó, bộ tộc Chu yên tâm xây dựng một cuộc sống mới. Bộ tộc này ngày càng phát triển hung thịnh, lớn mạnh và cuối cùng đã thay thế sự thống trị của nhà Thương để lập nên nhà Chu và tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc.
Do đó, chữ Thủy Hử trong hai câu thơ trên chính là nhắc tới vùng đất mà bộ tộc Chu dưới sự lãnh đạo của Chu Thái Vương đã đến an cư. Hiểu rộng ra, Thủy Hử mang ý nghĩa là “nơi an cư lạc nghiệp”, là “đường sống”, là “lối ra” của những con người túng quẫn, bế tắc. 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc cũng chính là những con người từng trải qua túng quẫn, bế tắc và tụ hội về bên nhau với hy vọng tìm ra một lối thoát, thay đổi cuộc sống.
Kim Tử Long lên tiếng ‘dạy dỗ’ Trường Giang vì đùa cợt 'kém duyên'
(Techz.vn) Sau khi nghe những lời mà Trường Giang nói ra, “Ông vua cải lương” Kim Tử Long đã có phản ứng gay gắt.