Khám phá mới

Vị tướng được truy phong đầu tiên ở miền Nam: Là thủ lĩnh khét tiếng, tên đặt cho 1 đường ở TP.HCM

Vi tướng tài ba được nhắc đến trong bài viết này chính là Dương Văn Dương (thường gọi là Ba Dương). Gốc tích ông Ba Dương vốn ở miền Trung, nhưng được sinh ra tại Bến Tre. Ngay từ nhỏ ông đã theo cha hành tẩu ginag hồ khắp nơi. Cha ông là người nổi tiếng bởi tính cách nghĩa hiệp, thích sống tự do.

Chuyện kể răng thời trai trẻ, Ba Dương bức xúc chứng kiến cảnh 5 thanh niên vây đánh một ông cụ nên xông vào can thiệp. Nào ngờ cuối cùng lại bị đánh đến tơi tả. Ông lão sau đó mới ra tay, chỉ vài đường võ đã đuổi 5 tên kia chạy tán loạn. Về sau ông lão còn nhận Ba Dương làm con nuôi và truyền dạy võ nghệ.

tuong-ba-duong-1
Di ảnh của Dương Văn Dương. Ảnh tư liệu

2 năm sau khi bái sư học đạo, ông lão qua đời, Ba Dương đi chăn vịt thuê kiếm sống ở khu vực bên Bình Đông (tức Quận 8, Quận 6 ngày nay). Bấy giờ Sài Gòn có hội kín Vạn Xe, thâu tóm những hoạt động cờ bạc, bảo kê, tống tiền… Chúng thu phế cả những người bốc vác nghèo khổ. Biết chuyện, Ba Dương cùng vài người bạn hợp lại đi đánh chúng hết lần này đến lần khác.

20 tuổi, Ba Dương đã dám thách đấu hội Vạn Xe, đánh cho tay cao thủ người Quảng Đông (Trung Quốc) bê bết máu. Sau lần đó tên tuổi của ông được nâng tầm trong giới giang hồ.

Năm 1939, Ba Dương về mở lớp dạy võ ở cầu Rạch Đĩa (làng Tân Quy, Nhà Bè). Cũng trong thời gian này có nhiều vụ chạm trán giữa Ba Dương và các băng nhóm giang hồ. Cuối cùng ông đã thu phục, liên kết được hàng loạt băng nhóm, được tôn thành thủ lĩnh của giang hồ Bình Xuyên.

Chuyện Ba Dương cùng anh em cướp của người giàu, mang chia cho dân nghèo đã trở thành giai thoại. Nhờ hành động đó mà họ càng được lòng người dân bản xứ. Đến năm 1940, Ba Dương đã làm thủ lĩnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Kỳ lúc bấy giờ.

tuong-ba-duong-2
Quân Bình Xuyên của Bảy Viễn - người dưới trướng Dương Văn Dương nhưng sau này theo Bảo Đại. Ảnh tư liệu 

Năm 1940, Nhật xâm lược nước ta, Ba Dương chỉ huy nhóm Thanh niên cảm tử đoàn, tổ chức kháng chiến chống Nhật. Đến khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh (1945), Ba Dương hợp tác với Việt Minh chống lại sự cai trị của Anh – Pháp.

Không được đào tạo bài bản, nhưng tài chỉ huy và đức độ của Ba Dương đã giúp ông được nể phục, tôn trọng. Tháng 11/1945, ông được cử làm chỉ huy trưởng lực lượng Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông… ở mặt trận số 4, bao vây mặt Nam Sài Gòn.

1 tháng sau, Ba Dương làm Khu bộ phó Khu 7 và phân thành các chi đội. Toàn bộ được gọi là liên quân Bình Xuyên, do Ba Dương chỉ huy. Đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu việc Ba Dương từ một hảo hán giang hồ khét tiếng trở thành chỉ huy quân sự uy tín.

tuong-ba-duong-3
Thiếu tướng Dương Văn Dương. Ảnh tư liệu 

22/2/1946, Ba Dương cùng đơn vị đang tổ chức hội nghị thì bị địch bao vây. Một cán bộ tham mưu liền đưa cho họ xấp giấy thuế thân để giả làm thường dân, bảo toàn lực lượng. Thế nhưng Ba Dương gạt phăng đi, ông xé giấy và nói: “Cảm ơn anh đã lo cho tôi, nhưng kẻ làm tướng mà bỏ quân chạy trước là tướng hèn. Tôi quyết không nghe theo lời anh”.

Cuối cùng Ba Dương trúng một loạt đạn và hy sinh ngay sau đó. Sau này ông được truy phong là liệt sĩ, thiếu tướng. Ba Dương chính là vị tướng được truy phong đầu tiên của miền Nam Việt Nam.

Công lao của ông người đời sau vẫn luôn ghi nhớ. Hiện tại ở huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có kênh Dưng Văn Dương, là con kênh lớn nhất chảy qua địa bàn. Còn tại TP.HCM cũng có con hẻm tên Dương Văn Dương, dài chừng nửa cây số, nằm tại phường 16, Quận Tân Bình (nay thuộc Quận Tân Phú). Riêng ở huyện Nhà Bè, TP.HCM có trường THPT Dương Văn Dương.

 

Cặp chị em duy nhất Việt Nam cùng được phong Anh hùng LLVTND, làm rạng danh đất nước

Trường hợp của hai chị em này được đánh giá là đặc biệt hiếm có ở Việt Nam. Họ cùng trưởng thành từ ngành công an và cùng nhận được danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND).