Theo các tài liệu ghi chép, mắm tôm xuất hiện lần đầu ở Java, trước thế kỷ thứ 6. Người ta gọi nó là Trasi, là món cống phẩm rất được ưa chuộng. Theo lời kể lại, vua của Vương quốc Galuh thậm chí còn nổi giận khi Cirebon đã ngừng gửi trasi cho mình. Vì vậy ông ta đã phát động chiến tranh.
Sau này, một nhà thám hiểm người Hồi giáo Trung Quốc tên Trịnh Hòa đã mua trasi và mang về quê hương. Trasi bắt đầu trở thành nguyên liệu phổ biến ở Vân Nam, Trung Quốc rồi nhanh chóng lan rộng cả khu vực Đông Á.
Ở Việt Nam, mắm tôm là nguyên liệu, món ăn vô cùng quen thuộc, gần như không thể thiếu trong căn bếp. Nó được ưa chuộng ở mọi miền đất nước, người không thích sẽ không thể ngửi được mùi, nhưng người đã thích thì mê mẩn mọi lúc mọi nơi.
Mỗi vùng miền Việt Nam lại có một loại mắm riêng. Cà Mau có mắm ba khía, Trà Vinh có mắm rươi, Bình Định có mắm nhum, Đà Nẵng và Huế có mắm nêm. Còn riêng mắm tôm phải kể đến miền Bắc.
Mắm của miền Bắc làm từ tép đồng, mắm cáy, con moi biển (con ruốc, con khuyết). Nó có màu tím thẫm và mùi rất đặc trưng. Người dân sẽ trộn muối theo một tỷ lệ nhất định rồi phơi nắng chúng. Khoảng 8 tháng đến 1 năm sẽ có thể sử dụng được. Điều đặc biệt là vại, bể ủ mắm tôm phải thật sạch sẽ, nếu chỉ cần có 1 chút hỗn hợp không sạch sẽ khiến cả mẻ mắm bị hỏng. Nơi phơi mắm cũng phải sạch sẽ và thoáng mát.
Mắm tôm miền Bắc ngon, nhưng nổi tiếng nhất là ở vùng Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tương truyền, mắm tôm nơi đây xưa kia được dùng để dâng cho triều đình.
Ngày nay, mắm tôm đã trở nên phổ biến trong đời sống, ai ai cũng có thể ăn. Người miền Bắc thích dùng mắm tôm trong nấu ăn, có thể là dầm cà, ăn bún đậu mắm tôm, làm rựa mận hay giả cầy…
Nguồn gốc khó tin của phở, Hà Nội hay Nam Định là ‘quê hương’ của món ăn tinh hoa ẩm thực này?
Phở là tinh hoa ẩm thực Việt Nam, nhưng gốc tích của nó ra sao thì không phải ai cũng biết. Hà Nội và Nam Định là hai địa phương nổi tiếng nhất với món phở.