Loài lợn dị hợm nhất thế giới: Từng suýt tuyệt chủng nay hồi sinh kỳ diệu, là ‘quốc bảo' của Hungary
Chúng ta đã quen với việc nhìn thấy những chú lợn lông ngắn, màu hồng, trắng hoặc đen. Nhưng trên thế giới có một giống lợn sở hữu bộ lông y hệt các chú cừu. Chúng là lợn Mangalica (ở Mỹ gọi là Mangalitsa, ở Anh gọi là Mangalitza), xuất xứ tại Hungary.
Lợn Mangalica có lông xoăn tít, màu loang lổ, thoạt nhìn chẳng khác gì cừu. Chúng được lai tạo từ giống lợn Bakony của Hungary và lợn Sumadija từ Serbia. Bộ lông loài này chủ yếu sẽ là màu vàng, lông nhạn và đỏ.
Lợn Mangalica đặc biệt, có thịt thơm ngon nên nhanh chóng trở thành đặc sản của vùng châu Âu. Nhưng chúng từng đứng trên bờ vực sự tuyệt chủng. Nhờ một nhà di truyền học cùng công nghệ hiện đại mới có thể nhân giống, bảo tồn, phát triển lại giống lợn Mangalica. Từ một loài quý hiếm, giờ đây chúng đã có số lượng dồi dào trở lại.
Tại Hungary hiện có hơn 200 trang trại chỉ nuôi lợn Mangalica. Tổng số lượng lợn Mangalica chiếm 2% tổng số lượng lợn của cả Hungary. Nhưng giá trị của chúng vẫn rất cao, thậm chí Hungary còn đăng ký thịt lợn Mangalica là “quốc bảo” về thịt của quốc gia.
Với giới ẩm thực, thịt lợn Mangalica được đánh giá cao ngang ngửa, thậm chí hơn cả bò Kobe. Một miếng thịt lợn Mangalica có 70% là mỡ, 30% là nạc, rất bổ dưỡng. Nên nhớ các loài lợn khác tỷ lệ nạc thường chiếm trên 50%. Dù vậy, mỡ của lợn Mangalica lại đều là chất béo có lợi cho sức khỏe, không bão hòa, có nồng độ Omega 3 cao gấp 3 lần cá biển. Vì thế mà dù miếng thịt lợn Mangalica béo ngậy cũng không gây tăng Cholesterol xấu, ngược lại còn có lợi cho tim mạch. Đến nay, thịt lợn Mangalica vẫn là thịt lợn ngon nhất thế giới.
Lợn Mangalica thích ăn ngô, lúa mạch, lúa mì… Chúng được chăn thả tự nhiên trên đồng chứ không nhốt trong chuồng. Lượng thức ăn loài này hấp thụ mỗi ngày là khá lớn, nhưng cũng nhờ đó mà chúng có chất lượng thịt tuyệt vời. Hiện tại, lợn Mangalica được bán với giá khoảng 30 USD/kg (hơn 600.000 VNĐ/kg).
Loài quái ngư ngoại lai từng xuất hiện ở 2 hồ thủy điện của Việt Nam, tên gọi nghe là thấy oai phong
Loài cá này được mệnh danh là quái ngư ngoại lai, vì nguồn gốc vốn không phải từ Việt Nam. Không rõ vì lý do gì mà chúng lại xuất hiện ở 2 hồ thủy điện nước ta.