Giờ bắt buộc phải bật đèn xe không phải ai cũng biết, đang đi đường nhưng đèn hỏng có bị phạt không?
Khi tham gia giao thông, việc bật đèn xe không chỉ giúp người điều khiển phương tiện có khả năng quan sát tốt hơn mà còn giúp tăng khả năng nhận biết các phương tiện với nhau. Theo quy định của luật giao thông, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn xe. Nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt hành chính.
Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ các trường hợp bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng và thời gian tương ứng. Cụ thể là:
- Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.
- Trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.
- Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ thì phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau.
Nếu không bật đèn chiếu sáng theo quy định, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính, tùy theo phương tiện và mức độ lỗi. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt như sau:
- Với xe máy:
+ Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng, phạt 400 - 600 nghìn đồng.
+ Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng, phạt 100 – 200 nghìn đồng.
+ Không bật đèn trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau, phạt 100 – 200 nghìn đồng.
- Với ô tô: Mức phạt 800 – 1 triệu đồng với các lỗi sau:
+ Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng gần;
+ Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng;
+ Chạy xe không bật đèn trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau.
- Với xe máy chuyên dùng, máy kéo vi phạm:
+ Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng: Phạt 800.000 - 01 triệu đồng.
+ Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng: Phạt 400.000 - 600.000 đồng.
+ Không bật đèn trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau: Phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Vậy nếu đang đi đường nhưng bị hỏng đèn xe thì sao? Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định rõ ràng rằng xe ô tô, mô tô hai bạnh, ba bánh, xe gắn máy phải có đủ đèn chiếu sáng gần, xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu mới được phép tham gia giao thông.
Như vậy, nếu có hư hỏng người tham gia giao thông phải sữa chữa, thay thế để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có quy định các trường hợp bất ngờ, sự kiện bất khả kháng sẽ không bị xử phạt. Cụ thể là:
- Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, trường hợp đèn xe bị hỏng trong thời gian phải bật đèn xe nhưng người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước hoặc không thể biết thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Và để không bị xử phạt thì người điều khiển xe phải chứng minh được việc không bật đèn xe là do sự kiện bất ngờ hoặc bất khả kháng. Nếu không chứng minh được, người điều khiển xe vẫn có thể bị xử phạt.
Hé lộ nơi là khởi thủy của nghề nông ở Việt Nam, bất ngờ danh tính người đầu tiên dạy dân ta cấy lúa
Trồng lúa nước từng là ngành nghề chủ lực của nước ta. Vậy nghề này có từ khi nào? Ai là người dạy cho người Việt biết cấy lúa, gieo mạ?