Khám phá mới

Dòng họ độc nhất vô nhị ở Việt Nam: Thủy tổ là An Dương Vương, xuất hiện từ thời khai thiên lập địa

Sử sách Việt Nam chép lại, họ Lê là một trong những dòng họ đặc biệt, đặc trưng của dân tộc Lạc Việt. Họ này vốn định cư ở đất Thanh Hóa và Ninh Bình từ ngàn đời nay. Đáng chú ý hơn, các vị thủy tổ của chi phái họ Lê đều xuất xứ trên đất Lạc Việt mà không có ai đến từ Trung Quốc. Tại nước ta chỉ có duy nhất một dòng họ Lê, chiếm khoảng 11 – 15% dân số.

Gia phả họ Lê chép lại, họ này được coi là thủy tổ của người Việt từ thuở khai thiên lập địa với dân tộc Lạc Việt. Trong “Lễ hội và Danh nhân lịch sử Việt Nam” có viết, Thục phán An Dương Vương là người của dòng họ Lê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Đến cuối thời Hùng Vương thứ 18 (năm 258 TCN), Thục phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước ta thành Âu Lạc, đóng kinh đô ở Đông Kinh và xây thành Cổ Loa nổi tiếng. Thục phán An Dương Vương sau này được suy tôn là thủy tổ của dòng họ Lê Việt Nam.

ho-le-3
Tượng An Dương Vương được thờ tại Khu Di tích Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Thành Thăng Long

Họ Lê bao đời này đóng góp nhiều cho đất nước, có vô số nhân tài, anh hùng dân tộc. Chỉ riêng dòng họ Lê đã lập ra hai vương triều quyền lực là Tiền Lê và Hậu Lê, tổng thời gian trị vì là 389 năm. Còn trong khoa bảng, họ Lê đóng góp đến 500 vị hương cống, cử nhân, tiến sĩ, phó bảng trong 115 năm.

Phân tích về chữ “Lê” () gồm có các thành phần: Cây lúa + Bao bọc + Người + Nước. Nói một cách dễ hiểu, chữ “Lê” trong họ Lê có nghĩa chỉ người dân trồng lúa nước, tức là con cháu của Thần Nông.

ho-le-1
Phân tích chữ Lê

Trung Quốc cũng có họ Lê, là một họ thường xuất hiện ở miền Nam nước này (Quảng Đông – Hồng Kông). Họ Lê ở Trung Quốc thường được chuyển thành Li, Lai hoặc Le, dễ nhầm lẫn với họ Lý (cũng được chuyển tự thành Li hoặc Lee).

 

Sứ thần duy nhất của Việt Nam có câu đối chấn động, được treo ở Thiên An Môn, Càn Long cũng nể phục

Đây là vị sứ thần duy nhất của Việt Nam có được vế đối chuẩn mực, nhận lại sự nể trong của vua và quan nhà Thanh. Ngay sau đó câu đối của ông được treo ở cổng Thiên An Môn.