Khám phá mới

Sứ thần duy nhất của Việt Nam có câu đối chấn động, được treo ở Thiên An Môn, Càn Long cũng nể phục

Việt Nam có nhiều sứ thần vô cùng tài năng, làm rạng danh dân tộc khi đi sứ. Nếu phải kể tên người khiến Trung Hoa nể phục, không thể không kể đến Nhữ Trọng Thai. Ông là người sứ thần người Việt khiến vua quan nhà Thanh nể phục chỉ sau 1 vế đối. Xuyên suốt chiều dài lịch sử phong kiến, Nhữ Trọng Thai là người duy nhất có câu đối được vua Trung Hoa treo lên cổng Thiên An Môn.

nhu-trong-thai-2

Được biết, sau chiến thắng Kỷ Dậu, nhà Tây Sơn đã cử đoàn sứ bộ 150 người sang mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long. Người dẫn đoàn là Nguyễn Quang Thực, có diện mạo giống hệt vua Quang Trung. Trong số 150 người đi cùng có Nhữ Trọng Thai. Ông đã làm một vế đối tặng Càn Long như sau: “Thánh thọ bát tuần, bát phùng bát nguyệt, bát thiên vi xuân, bát thiên vi thu, bát nguyên tiến, bát khải đăng, bát tiên cổ vũ hạ nghê thường” (Tạm dịch: Thánh thọ 80 tuổi, sinh ngày 8 tháng 8, tám nghìn mùa xuân, tám nghìn mùa thu, tám bậc hiền tới, tám bậc tài về, tám tiên múa nghê thường mừng thọ).

nhu-trong-thai-3

Vế đối trên rất được lòng vua Càn Long, ai ai trong triều cũng ca ngợi. Càn Long thích nó đến mức sai người viết câu đối trên lên một tấm lụa hồng rồi treo một bên cửa Thiên An Môn nhân ngày đại lễ chúc thọ vua.

Nhữ Trọng Thai vốn là người xuất thân trong một gia đình khoa bảng có tiếng tại huyện Đường An. Ông nội ông là Nhữ Tiến Dụng, Tiến sĩ khoa thi 1664. Chú là Nhữ Đình Hiền, Tiến sĩ khoa thi 1680. Em họ là Nhữ Đình Toản, Tiến sĩ khoa thi 1736…

nhu-trong-thai-1

Về phần Nhữ Trọng Thai, đến năm 1771 ông đi thi nhưng không đỗ đạt gì. Sau này về rèn giũa cả tri thức và đạo đức. Khoa thi 1733, Nhữ Trọng Thai thi lại và đỗ bảng nhãn. Khoa thi năm đó không lấy trạng nguyên và thám hoa nên chẳng khác gì ông có danh hiệu cao nhất.

 

Danh tướng VN từ chối 3 mỹ nhân vì yêu cô lái đò, công chúa Trung Hoa yêu đến mức quyên sinh theo

Vừa tài giỏi, lại đẹp trai, vị danh tướng này được rất nhiều người yêu mến, trong đó có 3 cô công chúa. Thế nhưng, ông vẫn một mực chung tình với cô lái đò tên Vân.