Khám phá mới

'Nữ điệp viên' đầu tiên của sử Việt xuất thân là công chúa, có số phận bi thảm và mất tích đầy bí ẩn

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có nhắc đến công chúa An Tư (không rõ năm sinh, năm mất). Nàng là con gái út của vua Trần Thái Tông, em gái vua Trần Thánh Tông, cô ruột của vua Trần Nhân Tông. Sinh thời, công chúa An Tư xinh đẹp tuyệt trần, được Trần Thánh Tông yêu mến hết mực nên được gọi là Hoàng quý muội hay Thánh Tông Quý muội.

cong-chua-an-tu-3
Ảnh minh họa

Thông tin về công chúa An Tư rất ít, nhưng truyền thuyết dân gian về nàng lại khá nhiều. Tương truyền An Tư công chúa yêu thầm Yết Kiêu, nhưng Yết Kiêu lại một mực chung tình với cô lái đò. Sau này nàng hứa hôn với Trần Thống, Hoàng tử Chiêu Thành.

Nhưng đáng tiếc là thời điểm đó giặc Nguyên lại xâm lược nước ta vào cuối năm 1284. Quân địch quá mạnh, trước tình thế cấp bách, vua quan nhà Trần đành phải chấp thuận dâng An Tư công chúa cho Thoát Hoan để làm “thư giãn nạn nước”.

Trên danh nghĩa, An Tư được gả cho Thoát Hoan, nhưng thực tế nàng bị cống nạp. Thế nhưng với nhân dân, triều đình nhà Trần, đây là sự hy sinh lớn lao của An Tư cho giang sơn xã tắc.

cong-chua-an-tu-2
Ảnh minh họa

Sau khi làm thiếp Thoát Hoan, cuộc sống của An Tư thế nào không ai biết. Nhưng theo một số ghi chép, nàng đã âm thầm mật báo những tin tức quan trọng cho nhà Trần. Nói cách khác, An Tư công chúa như một “nữ điệp viên cao cấp” của nước ta.

Vài năm sau nhà Trần phản công, đánh cho quân Nguyên tan tác, đại bại. Thoát Hoan thậm chí còn phải chui ống đồng để trốn về nước, Toa Đô thì bỏ mạng lại đất Việt. Vua tôi nhà Trần vui mừng không kể, tổ chức lễ mừng công, khen thưởng công thần, truy phong cho tướng lĩnh. Thế nhưng tuyệt nhiên không ai nhắc đến công chúa An Tư. Hậu thế sau này buồn cho công chúa, nhưng cũng hiểu được cho cái khó của nhà Trần khi không thể công khai nhắc đến nàng.

cong-chua-an-tu-4
Ảnh minh họa

Vậy số phận của công chúa An Tư về sau ra sao? Theo “Việt Sử tiêu án” chỉ chép lại ngắn gọn: “An Tư qua trại Thoát Hoan và không rõ kết cục ra sao”. Lại có người cho rằng nàng đã tự mình tuẫn tiết. Có lẽ đó là cái kết nhẹ nhàng nhất với nàng. Hãy thử tưởng tượng một công chúa bị đem đi làm “cống phẩm”, nhưng cuối cùng phu quân lại thua “nước mẹ” của mình và phải bỏ chạy về nước, liệu nàng ấy có thể có cuộc sống tươi sáng được không?

cong-chua-an-tu-1
Ảnh minh họa

Sử sách vẫn so sánh An Tư công chúa với Huyền Trân công chúa khi cả 2 đều phải lấy chồng “ngoại quốc” vì đất nước. Nếu phải đặt lên bàn cân, An Tư có phần đáng thương hơn khi phải đối mặt với chiến tranh, làm mật báo, còn Huyên Trần ít ra gả đi trong hòa bình, được yêu thương và tôn làm hoàng phi của Chế Mân.

Điều an ủi là dù nhà Trần không thể vinh danh An Tư công chúa, hậu thế sau này đã làm thay việc đó. Nhiều triều đại sắc phong nàng là thần hộ quốc, dân chúng thì lập đền thờ, người đời trân trọng và nhớ mãi.

 

Thần tướng Việt Nam giúp Tần Thủy Hoàng giữ nước, Cao Biền nể phục phải sang tận nơi xây đền thờ

Nhờ có sự giúp sức của vị danh tướng Việt Nam mà Tần Thủy Hoàng có thể đánh đuổi được quân Hung Nô. Không chỉ vua Tần mà sau này nhà Đường, người dân Trung Hoa vẫn luôn nhớ ơn ông.